/tmp/ygyhb.jpg
Với các mẫu Tóm tắt bài Thuế máu hay, ngắn gọn nhất sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính của các tác phẩm qua đó dễ dàng soạn văn lớp 8 hơn.
A/ Nội dung bài Thuế máu
Thuế máu chính là một lời tố cáo, lên án thực dân phong kiến tàn ác và cảm thương sâu sắc cho những người bản xứ phải chịu cảnh nô lệ, bóc lột.
B/ 5 mẫu Tóm tắt bài Thuế máu
Tóm tắt bài Thuế máu – mẫu 1
Đoạn trích “Thuế máu” là lời tố cáo đanh thép nhất đối với chính quyền Pháp thuộc, là đòn tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân. Tác phẩm là một bức tranh khốn cùng, tủi nhục của người dân nô lệ, không chỉ riêng ở nước ta mà còn ở các thuộc địa trên toàn thế giới. Tố cáo chế độ cai trị cũng có nghĩa là vạch ra con đường đấu tranh để giải phóng đất nước, giành quyền độc lập. Nguyễn Ái Quốc đã giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, chỉ ra cho các dân tộc bị nô lệ trên khắp thế giới một chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do.”
Tóm tắt bài Thuế máu – mẫu 2
Trước chiến tranh chúng ta bị xem là giống người hèn hạ, bị đối xử, đánh đập như súc vật, không được coi là người. Chiến tranh xảy ra họ biến chúng ta thành vật hy sinh khiến nhiều người bị thương và bỏ mạng nơi chiến trường. Chúng dùng nhiều thủ đoạn bắt lính như: lùng ráp, vây bắt, cưỡng bức, lợi dụng, đàn áp dã man. Khi chiến tranh kết thúc chúng ta lại trở về thân phận nô lệ. Thuế máu: thứ thuế đóng bằng xương máu, tính mệnh con người. Đó là thứ thuế tàn bạo, dã man nhất. Cách gọi của Nguyễn Ái Quốc gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa và lên án tội ác đáng ghê tởm của chính quyền thực dân.
Tóm tắt bài Thuế máu – mẫu 3
Trước khi chiến tranh thế giới xảy ra, thực dân Pháp chỉ coi chúng ta như những tên da đen bẩn thỉu, chỉ biết kéo xe và ăn đòn. Khi chiến tranh chúng đã bắt dân ta đi làm bia đỡ đạn cho chúng. Kết quả là rất nhiều người bị thương, bỏ mạng nơi chiến trường xa xôi. Chúng gọi chế độ bắt lính của chúng là chế độ lính tình nguyện nhưng lại dùng đủ mọi mánh khóe, chiêu trò để người dân đi lính, thậm chí bắt trói, đánh đập. Sau khi chiến tranh kết thúc, chúng lại đối xử với dân ta như với súc vật, chúng lột hết đồ mà dân ta phải tự bỏ tiền ra mua. Bằng việc nói lên sự thật này, tác giả muốn nhân dân Pháp cũng như nhân dân toàn thế giới biết được bộ mặt của thực dân Pháp.
Tóm tắt bài Thuế máu – mẫu 4
Vào những năm trước khi chiến tranh thế giới xảy ra, nhân dân ta bị thực dân Pháp coi như những tên da đen bẩn thỉu, chỉ biết kéo xe và ăn đòn. Còn khi chiến tranh xảy ra thì chúng bắt dân ta đi làm bia đỡ đạn cho chúng. Kết quả khiến cho dân ta rất nhiều người bị thương, bỏ mạng nơi chiến trường. Chúng gọi đây là chế độ lính tình nguyên nhưng thực chất chúng lại dùng đủ mọi chiêu trò, mánh khóe, thậm chí là bắt trói đánh đập dân ta đi lính. Khi chiến tranh kết thúc, chúng lại quay về với cái sự tàn ác như ban đầu, đối xử dân ta như súc vật, lột đồ dân ta đã tự bỏ tiền ra mua. Qua tác phẩm này, tác giả muốn nhân dân ở Pháp cũng như nhân dân trên toàn thế giới biết được bộ mặt giả nhân giả đức của thực dân Pháp.
Tóm tắt bài Thuế máu – mẫu 5
Văn bản Thuế máu trước hết chỉ rõ sự giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp bắt dân thuộc địa làm bia đỡ đạn và chết thay cho bọn tướng tá thực dân. Tiếp theo, tác giả tố cáo cái gọi là tình nguyện của những người dân thuộc địa. Cuối cùng nói về kết quả của sự hi sinh, vạch trần những lời lẽ lừa bịp, giả nhân giả nghĩa của bọn thống trị. Cả ba phần làm nổi bật tính chất dã man của Thuế máu đánh vào dân thuộc địa.
C/ Hoàn cảnh sáng tác và Giá trị
– Hoàn cảnh sáng tác: Bản án chế độ thực dân Pháp là tác phẩm chính luận của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh gồm 12 chương và 1 phụ lục được viết bằng tiếng Pháp vào khoảng những năm 1921 – 1925, được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1925 ở Pháp, ở Việt Nam vào năm 1946.
– Giá trị nội dung: Đoạn trích tố cáo bộ mặt giả dối, thủ đoạn của chính quyền thực dân Pháp trong việc biến người dân thuộc địa thành vật hy sinh cho lợi ích của chúng trong những cuộc chiến tranh phi nghĩa tàn khốc.
– Giá trị nghệ thuật:
+ Nghệ thuật đả kích, châm biếm sắc sảo, tài tình.
+ Lựa chọn và xây dựng hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo.
+ Giọng điệu trào phúng đặc sắc.
+ Ngôn từ mang màu sắc châm biếm.
+ Thủ pháp tương phản, đối lập.