/tmp/zxlcj.jpg
Với các mẫu Tóm tắt bài Sự tích Hồ Gươm hay, ngắn gọn nhất sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính của các tác phẩm qua đó dễ dàng soạn văn lớp 6 hơn.
A/ Nội dung bài Sự tích Hồ Gươm
Đọc truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”, ta không chỉ được sống lại những năm tháng gian lao và anh dũng của ông cha ta thưở “Bình Ngô” mà còn được bồi đắp, nâng cao thêm niềm tự hào dân tộc, được chiêm ngưỡng những di tích lịch sử, văn hóa trên cố đô Thăng Long.
B/ 5 mẫu Tóm tắt bài Sự tích Hồ Gươm
Tóm tắt bài Sự tích Hồ Gươm – mẫu 1
Giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc. Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược. Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.
Tóm tắt bài Sự tích Hồ Gươm – mẫu 2
Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần để đuổi quân Minh. Lê Thận đã kéo được lưỡi gươm sau ba lần thả lưới. Sau khi tham gia nghĩa quân, Lê Lợi đến nhà Thận và thấy thanh gươm tự dưng sáng rực với hai chữ “Thuận thiên”. Lê Lợi bị giặc đuổi, thấy chuôi gươm thần phát sáng trên cây đa, ông lấy về tra vào lưỡi thì vừa khít. Từ đó nhờ gươm thần mà quân ta chiến thắng kẻ thù giòn giã, giải phóng được đất nước. Sau khi đuổi được giặc Minh, vua Lê Lợi đi dạo hồ Tả Vọng gặp Rùa Vàng hiện lên đòi lại gươm. Lê Lợi trả gươm, Rùa Vàng lặn xuống nước. Từ đó hồ được đổi tên là Hồ Gươm (hoặc hồ Hoàn Kiếm).
Tóm tắt bài Sự tích Hồ Gươm – mẫu 3
Vào thời giặc Minh đô hộ nước ta chúng đã làm nhiều điều bạo ngược. Bởi lẽ đó mà Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn nhưng ban đầu do thế còn yếu lại thêm lực mỏng nên thường bị thua. Nhận ra điều mà Lê Lợi đang cố gắng thực hiện, Đức Long quân đã quyết định cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần để giết giặc. Để có được một chiếc gươm thần hoàn chỉnh thì Lê Lợi cũng phải trải qua nhiều chuyện. Chuyện bắt đầu từ Lê Thận – một người đánh cá, trong một lần đi đánh cá ông kéo ba lần lưới đều gặp một thanh sắt, đến khi nhìn kĩ mới biết hóa ra đấy là một lưỡi gươm. Ít lâu sau khi Lê Lợi chạy vào trong rừng do bị giặc truy đuổi thì bắt được chuôi gươm, đây không phải chiếc chuôi gươm bình thường do nó có nạm ngọc. Lê Lợi đem chuỗi gươm mà mình bắt được tra vào lưỡi gươm mà Lê Thận kéo lên được từ lần đi đánh cá thì vừa như in. Khi đó Lê Lợi nhận ra đây là gươm thần. Có gươm thần, nghĩa quân Lam Sơn đánh đâu thắng đấy, lũ giặc Minh sau bao năm đô hộ cuối cùng cũng cuốn xéo về nước. Khoảng 1 năm sau khi chiến thắng, Lê Lợi đang chơi thuyền trên hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Kể từ đó hồ Tả Vọng đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.
Tóm tắt bài Sự tích Hồ Gươm – mẫu 4
Thời nước Nam ta bị giặc Minh xâm lược, ở vùng Lam Sơn nghĩa quân nổi dậy chống xâm lược nhưng không thành. Đức Long quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần. Phần lưỡi gươm do người đánh cá Lê Thận nhặt được rồi chàng gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Còn Lê Lợi nhặt được chuôi gươm nạm ngọc. Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân lên cao. Gươm thần tung hoành khắp trận địa. Gươm thần giúp họ mở đường đánh tràn ra mãi cho đến khi không còn bóng quân thù. Khi Lê Lợi đã lên làm vua, Rùa Vàng ngoi lên đòi lại thanh gươm thần trên hồ Tả Vọng. Từ đó lấy tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.
Tóm tắt bài Sự tích Hồ Gươm – mẫu 5
Giặc Minh đô hộ, nghĩa quân Lam Sơn khởi nghĩa, nhưng đều thất bại. Long Vương quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần. Lê Thận được lưỡi gươm dưới biển, Lê lợi được chuôi gươm trên rừng. Từ ngày có gươm thần nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, quét sạch quân thù. Long Vương đòi gươm, Lê Lợi trả gươm tại hồ Tả Vọng. Từ đó, hồ có tên là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.
C/ Hoàn cảnh sáng tác và Giá trị
– Hoàn cảnh sáng tác:
– Giá trị nội dung:
+ Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV.
+ Giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm.
+ Thể hiện khát vọng hòa bình dân tộc.
– Giá trị nghệ thuật:
+ Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo.
+ Xây dựng tình tiết thể hiện ý nguyện của nhân dân.