Với các mẫu Tóm tắt bài Sơn Tinh, Thủy Tinh hay, ngắn gọn nhất sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính của các tác phẩm qua đó dễ dàng soạn văn lớp 6 hơn.
A/ Nội dung bài Sơn Tinh, Thủy Tinh
“Sơn Tinh Thủy Tinh” là một truyền thuyết rất hay và độc đáo của nền văn học dân gian Việt Nam. Tác phẩm được xây dựng bằng trí tưởng tượng của con người, trong đó truyện mang đậm những yếu tố thần thánh nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đồng thời qua đó, tác phẩm cũng thể hiện mơ ước của nhân dân trong việc chống lại thiên tai, đem đến một cuộc sống thanh bình no đủ hơn.
B/ 5 mẫu Tóm tắt bài Sơn Tinh, Thủy Tinh
Tóm tắt bài Sơn Tinh, Thủy Tinh – mẫu 1
Khi biết tin vua Hùng kén rể cho công chúa Mị Nương, Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng tới cầu hôn. Vua không biết chọn ai bèn ra điều kiện ai đem sính lễ theo ý vua đến trước sẽ được cưới Mị Nương. Sơn Tinh đến trước, và rước được Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, đùng đùng nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh. Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh rút quân nhưng hằng năm vẫn làm bão lũ đánh Sơn Tinh.
Tóm tắt bài Sơn Tinh, Thủy Tinh – mẫu 2
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua muốn kén cho con gái một người chồng xứng đáng. Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên – chúa miền non cao tên Sơn Tinh. Một người miềm biển Đông – chúa miền nước thẳm. Hai người đều có tài năng. Vì vậy vua ra điều kiện, ai mang sính lễ đến trước, vua sẽ gả con gái cho. Sơn Tinh đến trước và rước được Mị Nương về, Thủy Tinh đến sau đùng đùng nổi giận, giao tranh với Sơn Tinh. Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh đành rút quân nhưng hàng năm vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh.
Tóm tắt bài Sơn Tinh, Thủy Tinh – mẫu 3
Vua Hùng thứ 18 có con gái là Mị Nương, có hai chàng Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng đến cầu hôn. Sơn Tinh đem lễ vật đến trước, cưới Mị Nương. Thủy Tinh đến sau, không ấy được vợ. Oán nặng, năm nào cũng dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua.
Tóm tắt bài Sơn Tinh, Thủy Tinh – mẫu 4
Hùng Vương thứ mười tám muốn kén chồng cho con gái Mị Nương. Sơn Tinh (Thần Núi) và Thủy Tinh (Thần Nước) cùng đến cầu hôn. Nhà vua băn khoăn đưa ra yêu cầu sính lễ, ai đem sính lễ đến trước sẽ được lấy Mị Nương. Hôm sau Sơn Tinh đến trước, rước Mị Nương về. Thủy Tinh đến sau nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh và thua trận. Từ đó hằng năm Thủy Tinh làm mưa bão trả thù Sơn Tinh.
Tóm tắt bài Sơn Tinh, Thủy Tinh – mẫu 5
Vua Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái cực kỳ xinh đẹp tên là Mị Nương, nhà vua muốn kén cho nàng một chàng rể thật xứng đáng. Trong vùng có hai chàng trai đến cầu hôn Mị Nương, một người tên là Sơn Tinh – chúa vùng núi cao, một người là Thủy Tinh – chúa miền biển cả. Cả hai đều tài giỏi ngang nhau nên nhà vua không biết lựa chọn ai bèn hạ lệnh rằng nếu hôm sau ai đem lễ vật đến trước sẽ được rước Mị Nương về. Lễ vật bao gồm: “một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi“. Hôm sau, Sơn Tinh đem lễ vật đến trước trước, rước được Mị Nương về. Thủy Tinh đến sau, nổi giận đùng đùng đem quân đuổi đánh để cướp Mị Nương. Thủy Tinh hô mưa gọi gió, dâng nước lên cao, Sơn Tinh không hề nao núng mà bốc từng quả núi chặn lũ. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng, sức của Thủy Tinh đã đuối nên đành chịu thua. Nhưng vì thù hận không thể quên, hằng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước lũ đánh Sơn Tinh và lần nào cũng thua trận.
C/ Hoàn cảnh sáng tác và Giá trị
– Hoàn cảnh sáng tác:
– Giá trị nội dung:
+ Giải thích hiện tượng mưa gió, bão lụt.
+ Phản ánh ước mơ của nhân dân ta muốn chiến thắng thiên tai, bão lụt.
+ Ca ngợi công lao trị thuỷ, dựng nước của cha ông ta.
– Giá trị nghệ thuật: Xây dựng hình tượng nghệ thuật kì ảo mang tính tượng trưng và khái quát cao.