/tmp/opacs.jpg
Với các mẫu Tóm tắt bài Em bé thông minh hay, ngắn gọn nhất sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính của các tác phẩm qua đó dễ dàng soạn văn lớp 6 hơn.
A/ Nội dung bài Em bé thông minh
Truyện cổ tích “Em bé thông minh” là một truyện cổ tích đặc sắc của dân tộc ta, truyện đã đưa ra các thử thách để nhân vật vượt qua, khẳng định trí thông minh của mình và tạo nên sức hấp dẫn của câu chuyện.
B/ 5 mẫu Tóm tắt bài Em bé thông minh
Tóm tắt bài Em bé thông minh – mẫu 1
Truyện kể về nhân vật chính là một em bé thông minh, tài trí hơn người. Trí thông minh của em được bộc lộ qua ba tình huống thử thách. Lần thứ nhất, khi viên quan gặp hai cha con em bé đang cày ruộng liền hỏi người cha một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Người cha không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc và được vua ban thưởng. Lần thứ hai, vua yêu cầu cả làng em bé nuôi ba con trâu đực để đẻ thành chín con. Em bé đã tạo ra tình huống tương tự để vua tự thấy sự vô lí trong câu đố của mình. Vua giao cho em một con chim sẻ, bắt phải dọn thành ba cỗ thức ăn, em bé lại xin vua rèn cái kim thành một con dao xẻ thịt chim. Như vậy, vua phục hẳn tài năng của em bé. Cuối cùng, với trí tuệ thông minh lỗi lạc của mình, em bé đã giải được câu đố của xứ thần nước láng giềng bằng một bài đồng dao. Từ đấy, vua phong cho em bé làm trạng nguyên.
Tóm tắt bài Em bé thông minh – mẫu 2
Ngày xưa, có một ông vua sai viên quan đi dò la khắp nơi để tìm người tài giỏi. Một hôm, viên quan phát hiện ra dấu hiệu nhân tài ở một em bé con nhà thường dân qua lời đối đáp nhanh nhạy, thông minh. Vua hay tin đã trực tiếp tạo ra những tình huống oái oăm để thử tài em. Lần thử thách cuối cùng, em bé đã đem trí thông minh của mình thắng điều kiện thách đố của sứ thần. Sau đó, em được phong làm Trạng nguyên và giúp Vua trong việc triều chính.
Tóm tắt bài Em bé thông minh – mẫu 3
Có ông vua nọ sai viên quan tìm người tài giỏi. Viên quan đi khắp nơi để tìm. Khi qua một cánh đồng thấy hai cha con đang làm ruộng. Viên quan đã ra câu đố trâu một ngày cày được mấy đường. Đứa bé hỏi ngược lại: Ngựa một ngày đi được mấy bước ông ta cứng miệng cho đấy là người có tài viên quan về tâu với Vua. Vua ra câu đố làm cho trâu đực đẻ con, thịt một con chim sẻ dọn ba cỗ thức ăn? Cậu bé giải đố bằng cách: Ba cậu không đẻ, rèn cây dao bằng kim? Vua phục tài ban thưởng cho cậu. Vua láng giềng muốn xâm phạm bờ cõi nước ta sai sứ đem một vỏ ốc đố làm cách nào xâu chỉ qua được. Cậu bé giúp vua giải đố: Lấy con kiến càng cột chỉ vào, thoa mỡ đầu bên kia kiến đánh hơi sang trước sự thán phục của sứ giả. Vua phong em bé làm Trạng Nguyên, xây dinh thự bên hoàng cung để tiện hỏi han.
Tóm tắt bài Em bé thông minh – mẫu 4
Mong muốn tìm được người hiền tài ra giúp nước, nhà vua cho viên quan đi dò la khắp nước. Đến đâu, viên quan này cũng ra những câu đố hết sức hóc búa để thử tài dân chúng nhưng vẫn chưa tìm được người như mong đợi. Một lần, quan đi qua một cánh đồng thấy hai cha con đang làm việc, ông bỗng nảy ra câu đố, trong khi người cha bối rối không trả lời được thì cậu con trai lanh lẹ đã đối đáp lại viên quan hết sức trôi chảy, thông minh khiến viên quan hết sức mừng vui. Nhà vua ra đề thử tài cậu bé bằng cách bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách sử dụng cách “gậy ông đập lưng ông”, cậu bé không chỉ giúp dân làng thoát tội mà còn khiến vua hết sức thán phục vì tài trí của mình. Sau khi được vua ban thưởng, cậu bé tiếp tục được thử thách làm thịt con chim sẻ thành ba mâm cỗ. Ở thử thách này, bằng trí thông minh của mình, cậu cũng đã vượt qua một cách dễ dàng, khiến nhà vua hoàn toàn khâm phục. Và một lần nữa tài năng của cậu bé được khẳng định qua thử thách của vua láng giềng: Đố xâu sợi chỉ qua chiếc vỏ ốc vặn dài; nhờ hiểu biết thực tế cũng như tài trí hơn người của mình, cậu bé đã giúp triều đình thoát khỏi cuộc chiến tranh. Để ghi nhận công lao của cậu bé, nhà vua cho xây dựng dinh thự ngay cạnh cung vua và phong cho cậu làm Trạng nguyên.
Tóm tắt bài Em bé thông minh – mẫu 5
Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài. Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu. Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.
C/ Hoàn cảnh sáng tác và Giá trị
– Hoàn cảnh sáng tác:
– Giá trị nội dung:
+ Đề cao trí tuệ dân gian.
+ Thể hiện tiếng cười vui vẻ hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc của nhân dân lao động.
– Giá trị nghệ thuật:
+ Dùng câu đố thử tài- tạo ra tình huống thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất.
+ Cách dẫn dắt sự việc cùng với mức độ tăng dần của những câu đố và tạo tiếng cười hài hước.