Tóm tắt bài Đi bộ ngao du ngắn nhất


Tóm tắt bài Đi bộ ngao du

Với các mẫu Tóm tắt bài Đi bộ ngao du hay, ngắn gọn nhất sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính của các tác phẩm qua đó dễ dàng soạn văn lớp 8 hơn.

A/ Nội dung bài Đi bộ ngao du

Đi bộ ngao du là một văn bản nói về những lợi ích không tưởng của việc đi bộ, qua đó khuyên mỗi người nên đi bộ thường xuyên để tìm thấy những điều mới lạ.

B/ 5 mẫu Tóm tắt bài Đi bộ ngao du

Tóm tắt bài Đi bộ ngao du – mẫu 1

Văn bản “Đi bộ ngao du” trích trong quyển V – quyển cuối cùng của tác phẩm Ê-min hay Về giáo dục (ra đời năm 1762). Tác phẩm bàn về chuyện giáo dục một em bé – ông đặt cho cái tên là E-min – từ lúc sơ sinh cho đến tuổi trưởng thành. E-min trong bài Đi bộ ngao du đã lớn. Đoạn trích nói lên ích lợi vô cùng to lớn từ việc đi bộ. “Đi bộ ngao du” đem lại hoàn toàn sự tự do, trau dồi vốn tri thức, có lợi cho sức khỏe và tinh thần qua đó còn thể hiện rõ Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên.

Tóm tắt bài Đi bộ ngao du – mẫu 2

Xem thêm:  Tóm tắt bài Thầy bói xem voi ngắn nhất

Từ những trải nghiệm thực tế của mình Ru – xô đã đưa ra những lợi ích của việc đi bộ ngao du. Đó là được tự do, được thu lượm tri thức và cuối cùng là tốt cho sức khỏe.

Tóm tắt bài Đi bộ ngao du – mẫu 3

Văn bản Đi bộ ngao du đã cho thấy ích lợi của việc đi bộ, từ đó thấy con người giản dị, yêu quý tự do, yêu mến thiên nhiên của nhà văn. Để chứng minh muốn ngao du cần phải đi bộ, bài đã lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, lại rất sinh động do các lí lẽ và thực tiễn cuộc sống tác giả từng trải qua luôn bổ sung cho nhau. Bài văn còn thể hiện rõ Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên. 

Tóm tắt bài Đi bộ ngao du – mẫu 4

Văn bản Đi bộ ngao du đã cho thấy ích lợi của việc đi bộ. Đi bộ cho ta tự do, có dịp trau dồi kiến thức và tốt cho sức khỏe, tinh thần của con người. Từ đó, tác giả đề cao việc học tập qua thực tế đời sống và đề cao kiến thức khoa học được xây dựng trên thực tế.

C/ Hoàn cảnh sáng tác và Giá trị

– Hoàn cảnh sáng tác: Văn bản trích trong quyển V – quyển cuối cùng của tác phẩm Ê-min hay Về giáo dục, xuất bản năm 1762, bài viết bày tỏ quan điểm muốn ngao du học hỏi cần phải đi bộ.

Xem thêm:  https://haylamdo.com/soan-van-lop-7/soan-van-lop-7-tap-2.jsp

– Giá trị nội dung: Văn bản là minh chứng cho những tác dụng mà đi bộ mang lại cho con người, muốn ngao du cần phải đi bộ. Qua đó, thể hiện Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiệ nhiên. 

– Giá trị nghệ thuật: Văn bản có cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, lí lẽ và dẫn chứng sinh động.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu