/tmp/yuyzv.jpg
Với các mẫu Tóm tắt bài Bài toán dân số hay, ngắn gọn nhất sẽ giúp học sinh nắm được nội dung chính của các tác phẩm qua đó dễ dàng soạn văn lớp 8 hơn.
A/ Nội dung bài Bài toán dân số
Từ câu chuyện về một bài toán cổ về cấp số nhân, Bài toán dân số đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm về sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới, nhất là ở những nước chậm phát triển.
B/ 5 mẫu Tóm tắt bài Bài toán dân số
Tóm tắt bài Bài toán dân số – mẫu 1
Bài toán dân số là văn bản đề cập đến vấn đề nhức nhối đã đặt ra từ lâu đó là tốc độ gia tăng dân số. Để cho dễ hiểu và thuyết phục tác giả đã minh chứng bằng câu chuyện kén rể của nhà thông thái từ một bài toán cổ dựa trên một bàn cờ gồm 64 ô. Dựa theo bài toán cổ trong bài thì từ khi khai thiên lập địa đến năm 1995 dân số thế giới đã đạt đến ô thứ 30 với điều kiện mỗi gia đình chỉ có hai con. Nhưng trên thực tế mỗi người phụ nữ có thể sinh nhiều hơn hai con trong suốt cuộc đời. Tính theo bài toán cổ mà tác giả đưa ra thì dân số thế giới đã bắt đầu sang ô thứ 31 của bàn cờ. Từ đó tác giả nêu lên vấn đề mấu chốt về sự tồn tại của con người đó chính là cần kiềm hãm tốc độ gia tăng dân số như hiện nay.
Tóm tắt bài Bài toán dân số – mẫu 2
Bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại với câu chuyện cổ về việc kén rể của nhà vua thông thái. Bài toán nhà vua đưa ra là từ một hạt thóc thực hiện cấp số nhân trên 64 ô của bàn cờ, số thóc được tính ra đủ mức bao phủ hết bề mặt trái đất này. Theo tính toán và thống kê thực tế, hiện tại dân số đã mon men tới ô thứ 34 của bàn cờ. Tác giả cảnh tỉnh con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người.
Tóm tắt bài Bài toán dân số – mẫu 3
Bài toán dân số được đặt ra từ thời cổ đại. Đó là câu chuyện từ một bài toán cổ, kể về việc kến rể của nhà thông thái. Bài toán nhà thông thái đưa ra là từ một hạt thóc thực hiện cấp số nhân trên 64 ô của bàn cờ. Ai đủ số thóc đó sẽ làm con rể của ông. Thế nhưng không ai có đủ số thóc đó bởi vì số thóc được tính ra đủ mức bao phủ hết bề mặt trái đất này. Chuyện bài toán cổ chính là bài toán dân số. Từ khi khai thiên lập địa đến năm 1995, dân số thế giới là 5.63 tỉ người, đến năm 2015 dân số thế giới lên tới 7 tỉ người và số dân ấy đã mon men số ô thứ 34 của bàn cờ. Điều đó đặt ra vấn đề “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người.
Tóm tắt bài Bài toán dân số – mẫu 4
Có một nhà vua thông thái muốn kén rể nên đã đưa ra bài toán tưởng chứng như rất dễ là đặt thóc vào ô cờ theo cấp số nhân. Theo đó ai đặt đủ được 64 ô cờ sẽ lấy được công chúa. Nhưng bất ngờ thay số thóc được tính ra bao phủ hết bề mặt trái đất này. Bài toán này là một ví dụ điển hiển cho bài toán dân số ngày nay. Hiện tại dân số đã lên tới ô thứ 34 của bàn cờ theo số liệu và thống kê thực tế. Điều tác giả mong muốn là con người hya tự nhận thức được con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính người đọc.
Tóm tắt bài Bài toán dân số – mẫu 5
Bài toán dân số là văn bản đề cập đến vấn đề nhức nhối đã đặt ra từ lâu đó là tốc độ gia tăng dân số. Để cho dễ hiểu và thuyết phục tác giả đã minh chứng bằng câu chuyện kén rể của nhà thông thái từ 1 bài toán cổ dựa trên một bàn cờ gồm 64 ô. Dựa theo bài toán cổ trong bài thì từ khi khai thiên lập địa đến năm 1995 dân số thế giới đã đạt đến ô thứ 30 với điều kiện mỗi gia đình chỉ có hai con. Nhưng trên thực tế mỗi người phụ nữ có thể sinh nhiều hơn hai con trong suốt cuộc đời. Tính theo bài toán cổ mà tác giả đưa ra thì dân số thế giới đã bắt đầu sang ô thứ 31 của bàn cờ. Từ đó tác giả nêu lên vấn đề mấu chốt về sự tồn tại của con người đó chính là cần kiềm hãm tốc độ gia tăng dân số như hiện nay.
C/ Hoàn cảnh sáng tác và Giá trị
– Hoàn cảnh sáng tác: Trích “Báo GD & TĐ Chủ nhật số 28 – 1995” của Thái An.
– Giá trị nội dung: Văn bản đề cập đến tình trạng bùng nổ dân số thế giới quá nhanh. Từ câu chuyện một bài toán cổ về cấp số nhân, tác giả đã đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng, suy ngẫm về sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới, nhất là ở các nước chậm phát triển.
– Giá trị nghệ thuật:
+ Sử dụng phương thức lập luận là chính, lập luận chặt chẽ, số liệu minh chứng phong phú, giàu sức thuyết phục.
+ Nêu vấn đề nhẹ nhàng hấp dẫn.