/tmp/wjiit.jpg
Nội dung bài viết
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Tình yêu và thù hận Ngữ văn lớp 11, bài học tác giả – tác phẩm Tình yêu và thù hận trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
Rô-mê-ô và Giu-li-ét là vở bi kịch nổi tiếng đầu tiên của Sếch-xpia. Đoạn trích Tình yêu và thù hận nằm ở phần đầu hồi II của vở kịch. Hai dòng họ phong kiến Ca-piu-lét và Môn-ta-ghiu ở thành Vê-rô-na nước I-ta-li-a vốn thù địch lâu đời. Một đêm, Rô-mê-ô, chàng trai thuộc dòng họ Môn-ta-ghiu đeo mặt nạ hóa trang, đột nhập vào buổi dạ hội của dòng họ Ca-piu-lét, để tìm gặp Rô-da-lin – một cô gái mà chàng theo đuổi nhưng lại gặp Giu-li-ét, con gái vị trưởng tộc Ca-piu-lét. Hai người yêu nhau. Bất chấp trở ngại là sự thù địch của hai dòng họ, đôi tình vượt lễ giáo phong kiến để làm lễ thành hôn. Trong cùng hôm đó, Rô-mê-ô để trả thù cho bạn là Mơ-kiu-xi-ô, đã giết Ti-bân, anh họ của Giu-li-ét. Vương chủ thành Vê-rô-na ra lệnh trục xuất Rô-mê-ô. Nhờ sự giúp đỡ của vú nuôi Giu-li-ét, đêm hôm đó Rô-mê-ô đã gặp được người yêu để từ biệt.
1. Tác giả
– Uy-li-am Sếch-xpia (1564 – 1616) sinh ra tại nước Anh.
– Năm 1578 gia đình sa sút, ông buộc phải thôi học.
– Năm 1585 ông lên Luân Đôn kiếm sống và bắt đầu sự nghiệp nghệ thuật.
– Năm 1612 ông rời Luân Đôn về quê sinh sống.
– U. Sếch-xpia viết hơn 40 vở kịch, tất cả đều dưới dạng thơ, và được chia thành ba loại:
+ Hài kịch: Giông tố, As you like it, Cardenio, …
+ Bi kịch: Hamlet, Othello, King Lear, Romeo and Juliet,…
+ Kịch lịch sử: King John, Henry V, Richard II,…
– Tác phẩm của ông là tiếng nói của lương tri tiến bộ, của tự do, của lòng nhân ái bao la và của niềm tin bất diệt vào khả năng hướng thiện và khả năng vươn dậy để khẳng định cuộc sống con người.
⇒ Cống hiến của U. Sếch-xpia in đậm dấu ấn lên kịch nghệ và văn chương các thế hệ sau.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
– Vở kịch Rô-mê-ô and Giu-li-ét được viết vào khoảng những năm 1594 – 1595, dựa trên câu chuyện có thật về mối hận thù giữa hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét, tại Vê-rô-na (I-ta-li-a) thời trung cổ.
– Đoạn trích thuộc hồi 2, lớp 2 của vở kịch này.
b. Thể loại: Kịch.
c. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
d. Bố cục: 2 phần
– Phần 1 (Từ lời thoại 1 đến 6): Lời độc thoại thổ lộ tình yêu thầm kín của Romeo và Juliet.
– Phần 2 (Còn lại): Lời đối thoại của Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
e. Giá trị nội dung: Thông qua câu chuyện tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, tác giả ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp của tình người, tình đời theo lí tưởng chủ nghĩa nhân văn.
f. Giá trị nghệ thuật
– Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt thành công ở những đoạn độc thoại nội tâm.
– Cách nói, lối nói hồn nhiên của hai nhân vật, cách sử dụng lối nói của nhau để xóa đi sự ngăn cách mà hận thù tạo ra.
*Tình yêu của đôi trẻ (Rô-mê-ô và Giu-li-ét) được đặt trong khung cảnh thơ mộng của một đêm trăng thần tiên, thiên nhiên vừa lãng mạn vừa êm đềm.
1. Hình thức lời thoại
– Sáu lời thoại đầu: độc thoại Rô-mê-ô và Giu-li-ét nói về nhau. Đối thoại trong độc thoại.
– Mười lời thoại sau: Lời đối thoại.
– Ngôn ngữ sinh động, biểu cảm, đằm thắm, yêu thương.
2. Tâm hồn say đắm của Rô-mê-ô
– Cảm nhận của Rô-mê-ô về Giu-li-ét
+ Nàng Giu-li-ét: mặt trời, vầng dương.
+ Đôi mắt ngôi sao lấp lánh.
+ Gọi Giu-li-ét là nàng tiên lộng lẫy.
→ Rô-mê-ô có ước muốn là chiếc bao tay để được mơn trớn gò má Giu-li-ét.
→ Rô-mê-ô choáng ngợp trước vẻ đẹp của Giu-li-ét.
⇒ Chính tình yêu mãnh liệt, bùng cháy trong chàng đã thôi thúc chàng thốt lên những cảm nhận đắm say về Giu-li-ét
– Khi gặp Giu-li-ét:
+ Sẵn sàng từ bỏ họ tên.
+ Nhờ sức mạnh của tình yêu mà Rô-mê-ô đến nơi tử địa, bất chấp mọi nguy hiểm.
+ Sợ không có được tình yêu của Giu-li-ét.
⇒ Rô-mê-ô là mộ chàng trai mạnh mẽ đến với tình yêu một cách chân thành, đắm say, dám vượt lên trên mọi trở ngại, khó khăn để sống thật với những run động của trái tim.
3. Tâm trạng của nàng Giu-li-ét
– Độc thoại:
+ Gọi tên Rô-mê-ô một cách tha thiết.
+ Băn khoăn, suy nghĩ về mối hận thù của hai dòng họ.
+ Dám thể hiện tình yêu quyết liệt, táo bạo.
→ Giu-li-ét bộc bạch một cách chân thành, đắm say.
– Đồi thoại:
+ Lo lắng cho sự xuất hiện của Rô-mê-ô.
+ Kín đáo chấp nhận tình yêu của Rô-mê-ô.
→ Giu-li-ét là một cô gái trong sáng, chân thành đón nhận tình yêu, bất chấp sự thù hận của hai dòng họ.
⇒ Khát vọng được sống thật với những xúc cảm của chính mình.