/tmp/mpalb.jpg
Nội dung bài viết
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Ngữ văn lớp 7, bài học tác giả – tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
Đây là bài văn nghị luận của chủ tịch Hồ Chí Minh nói lên tinh thần yêu nước – một truyền thống quý báu của nhân dân ta. Với lối lập luận chặt chẽ và những dẫn chứng cụ thể, phong phú giàu sức thuyết phục thể hiện qua lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn làm sáng tỏ một chân lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”. Đồng thời đã thức tỉnh và thổi bùng lên lòng yêu nước trong lòng mỗi người dân. Ngày nay, bài văn vẫn còn mang tính thời sự nóng hổi, có tác dụng động viên nhân dân Việt Nam vững bước trên con đường xây dựng và bảo vệ đất nước.
1. Tác giả
– Hồ Chí Minh (1890 – 1969).
– Quê: Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
– Là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
– Một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
– Là danh nhân văn hóa thế giới.
2. Tác phẩm
a, Xuất xứ và Hoàn cảnh sáng tác
– Văn bản được trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951của Đảng Lao động Việt Nam họp tại Việt Bắc, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
– Nhan đề: do người soạn sách giáo khoa đặt.
b, Bố cục
– 3 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến “lũ cướp nước”: Nêu vấn đề nghị luận: Nhận định chung về lòng yêu nước của nhân dân ta.
+ Phần 2: Tiếp đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước”: Chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta.
+ Phần 3: Còn lại: Nhiệm vụ của mọi người.
c, Phương thức biểu đạt
Nghị luận + biểu cảm.
d, Thể loại
Nghị luận chứng minh.
e, Giá trị nội dung
– Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Và nó cần phải được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.
f, Giá trị nghệ thuật
– Dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục.
– Lí lẽ thống nhất với dẫn chứng và được diễn đạt dưới hình ảnh so sánh sinh động, dễ hiểu.
– Bố cục chặt chẽ, lập luận mạch lạc.
– Giọng văn tha thiết, giàu cảm xúc.
1. Nhận định chung về lòng yêu nước
– Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, chân thành và luôn sục sôi.
– Tinh thần yêu nước ấy kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nõ lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.
⇒ Gợi sức mạnh và khí thế mạnh mẽ của lòng yêu nước.
2. Những biểu hiện của lòng yêu nước
– Trong lịch sử, có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…
– Lòng yêu nước ngày nay của nhân dân ta:
⇒ Tất cả những việc làm đó đều xuất phát từ lòng yêu nước.
3. Nhiệm vụ của nhân dân
– Phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
⇒ Cần phải thể hiện lòng yêu nước bằng những việc làm cụ thể.