/tmp/oxzav.jpg
Nội dung bài viết
Bài văn Thuyết minh về một loài hoa hay loài cây mà em yêu thích gồm dàn ý chi tiết, 5 bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 8.
I. Mở bài: Giới thiệu tên loài hoa hay loài cây mà em yêu thích.
II. Thân bài: Thuyết minh về đặc điểm, phẩm chất của loài cây, loài hoa.
– Nguồn gốc từ đâu?
– Hoa (cây) có đặc điểm gì nổi bật: Gốc, thân, lá, hoa, nụ, quả.
– Phân loại
– Vai trò, tác dụng của loài hoa hay loài cây đó là gì: Làm cảnh, trang trí cho đẹp; làm thuốc; lấy quả,…(nếu dẫn ra được các số liệu cụ thể thì càng tốt).
– Hướng dẫn chăm sóc
III. Kết bài:
– Nêu cảm nghĩ của bản thân đối với loài hoa hay loài cây mà mình yêu thích. Cũng có thể nêu ra những bài học về sự thích thú và ích lợi của cuộc sống gần gũi với thiên nhiên.
Hằng năm khi sắc vàng tươi của hoa mai đó rực rỡ khắp Nam Bộ, trong tiết trời se lạnh của mùa xuân, những cành hoa đào cũng bắt đầu nở rộ. Hoa đào từ lâu đó chở thành loài cây không thể thiếu với mùa xuân ở Bắc Bộ.
Hoa đào có nhiều ở vùng ôn đới khí hậu ôn hoà. Đào xuất hiện ở Việt Nam đó từ rất lâu đời. mùa xuân khi đến thăm làng hoa Nhật tân, Ngọc Hoà ở Hà Nội…bạn sẽ thấy ngút ngàn những hàng đào. Ở nhiều vùng núi phía bắc có những rừng đào mọc tự nhiên với những gốc đào nở rộ.
Tên khoa học của đào là Prunus Persica. Có bốn giống đào chính. Giống đẹp nhất có lẽ là bích đào. Hoa đào bích có nhiều cánh xếp chồng lên nhau màu hồng thẫm. Bích đào được trồng để lấy hoa. Giống thứ hai là giống đào phai, hoa có năm cánh, cánh màu phớt hồng. Đào phai sai hoa sai quả được trồng để lấy quả. Giống đào bạch hiếm thấy, cây nhỏ ít hoa có màu trắng tinh khiết. Đào thất thốn có hoa màu đỏ thẫm, khó trồng, khó chăm sóc.
Hoa đào nở vào cuối mùa đông, đầu xuân khi cái rét mướt đó nhường chỗ cho tiết trời ấm áp. Trong làn mưa phùn lất phất, hoa đào xoè cánh đón lấy cái tinh tuý của trời đất. Cánh đào mỏng mềm và mịn như nhung. Đào mọc thành từng bông riêng lẻ chứ không mọc thành chùm. Hoa đào thường nở 4-5 ngày thì tàn. Hoa đào rất đẹp nhưng để có được cành đào đẹp trong ngày tết để thờ phụng không phải dễ dàng. Đào trồng lấy quả thì ít công chăm sóc nhưng đào lấy cành để bàn thờ phải chăm bón rất công phu. Từ việc đốn cành tỉa lá uốn cây theo các thế khác nhau đều phải rất tỉ mỉ và khéo léo. Trước Tết khoảng 15 ngày nên tuốt lá để đào sai hoa vào đúng Mùng Một Tết.
Hoa đào góp phần tôn lên vẻ đẹp của khu vườn núi rừng và căn nhà nhỏ của bạn trong dịp tết đến xuân về. Bên cạnh bánh chưng xanh, câu đối đỏ, mâm cỗ tất niên là cành đào nhỏ đem lại sự ấm cúng cho mỗi gia đình. Đào cũng lại thu nhập cao trong ngày tết cho người trồng cành đào thường có giá từ 30-45 nghìn đồng, còn ở các làng hoa mỗi cây có khoảng từ một trăm nghìn đến một triệu đồng tuỳ từng loại. Hoa đào cũng gắn với thú chơi đào ngày Tết của những người chuộng cây cảnh. họ tự tay uốn tỉa cành theo óc thẩm mĩ của riêng mình.
Đào là loài hoa thiêng liêng cùng với bánh chưng xanh không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của dân tộc. Khách du lịch đến Việt Nam thường chọn cành đào về làm quà. Những người con xa xứ khi ngắm cành đào lại nhớ về quê hương của mình.
Từ xa xưa, đào đó được coi như một thi đề quen thuộc trong thơ ca. những tác phẩm tiêu biểu như truyện Kiều của nguyễn Du, Ông Đồ của Vũ Đình Liên….đều có sắc thắm đào đỏ
Ngoài ra, đào được sử dụng để chế thuốc rất hiệu quả. Hoa đào được chế làm thuốc đắp mặt, đem lại là da mát, mịn màng, hồng hào cho người phụ nữ. cùng với một số dược liệu khác, đào chế thành thuốc chữa bệnh thuỹ tũng và bí đại tiện rất hiệu quả. Danh y Tuệ tĩnh đó nhắc nhiều về cụng dụng của hoa đào trong cuốn sách y học nổi tiếng của mình.
Mùa xuân tiếp nối mùa xuân,thời gian trôi đi không bao giờ trở lại, cuộc sống có vô vàn sự thay đổi nhưng hoa đào vẵn là loài hoa không thể thiếu trong mỗi dịp tết cổ truyền của dân tộc ta. Em còn nhớ một bài thuộc lòng của các em mầm non về cây đào để kết thúc cho bài viết này:
Cây đào trước ngõ
Lốm đốm nụ hồng
…
Hễ thấy hoa cười
Là mùa xuân đến.
Cây bưởi là một trong những cây ăn quả quen thuộc và có lợi ích rất lớn trong kinh tế với con người. Vì thế theo một lẽ tự nhiên cây bưởi trở nên gắn bó và được mọi người yêu thích.
Bưởi có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á, Đông Dương, Trung Quốc, Ấn Độ có tên khoa học là Citrus Grandis thuộc họ Cam quýt, ưa khí hậu nóng ẩm nên chỉ trồng được ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới nóng. Các quần đảo Angti (thuộc vùng biển Caribê – Châu Mỹ) cũng có bưởi nhưng là bưởi chùm, tên khoa học là Citrus pradisi, còn gọi là bưởi Pômelô. Phương Tây ưa bưởi chùm ngược lại với phương đông chúng ta ưa bưởi ta vì mọng nước hơn.
Cây bưởi thuộc loại cây thân nhỏ, sống đa niên, có thể sống hơn 30 năm tuỳ vào giống cây và chăm sóc. Bưởi là loài cây to, cao trung bình khoảng 3-4 m ở tuổi trưởng thành, vỏ thân có màu vàng nhạt, ở những kẽ nứt của thân đôi khi có chảy nhựa. Từ thân cây chia thành ba cành lớn, từ ba cành lớn chia thành nhiều cành, cành có gai dài, nhọn. Lá bưởi có gân hình mạng, phiến lá hình trứng, dài 10 -12 cm, rộng 5-6 cm, hai đầu tù, nguyên, dai, cuống có dìa cánh to.
Hoa bưởi rất đẹp. Hoa bưởi màu trắng ngà ngà, là loại hoa kép có năm cánh nở uốn cong bao quanh nhị vàng như màu nắng mùa thu. Hoa bưởi không mọc đơn lẻ mà mọc thành từng chùm với nhau. Mỗi chùm có khoảng sáu đến mười bông hoa. Hoa bưởi rất thơm. Mùi hương nhè nhẹ không gắt mà thoang thoảng trong gió rất dễ chịu.
Quả bưởi hình cầu to, vỏ dày, màu sắc tùy theo giống. Da bưởi trơn, bóng. Nhìn xa trông những quả bưởi lúc lỉu thích mắt. Hạt bưởi màu trắng, dẹt, rất có lợi trong nhiều bài thuốc tốt.
Họ hàng nhà bưởi rất phong phú và đa dạng. Việt Nam là một trong những vùng nguồn gốc cây bưởi nên có rất nhiều giống bưởi, có nhiều giống bán hoang dại chua đắng, nhưng cũng có nhiều giống ngon như bưởi Đoan Hùng, bưởi Diễn, bưởi Phúc Trạch, bưởi Thanh Trà, bưởi Năm Roi, bưởi da xanh, bưởi Biên Hoà…
Cây bưởi có rất nhiều lợi ích đối với đời sống chúng ta. Hoa bưởi thơm thường được dùng để tết thành vòng hoa, ướp chè. Chè ướp hương hoa bưởi trở thành thức uống đặc sản dân giã của con người Việt Nam. Hoa bưởi cũng được dùng cùng vỏ bưởi để nấu thành nước gội đầu cho các bà các mẹ các chị vì không chỉ gội rất sạch mà còn rất thơm.
Tháng Tám hàng năm là mùa bưởi chín. Những quả bưởi chín lúc lỉu được hái xuống mang lên thắp hương ngày Rằm. Những múi bưởi dưới bàn tay trang trí khéo léo được tạo thành những hình thù ngộ nghĩnh cho mâm hoa quả Trung Thu. Bởi vậy mùa thu nhắc tới gắn liền với cây bưởi.
Ngoài ra bưởi còn được chế biến thành nhiều thức ăn tốt cho sức khoẻ như salad, chè bưởi, nước ép bưởi,… Những món ăn đó có chứa nhiều vitamin có lợi cho da và hệ tiêu hoá. Vì thế bưởi còn được sử dụng trong các bài thuốc chữa các bệnh như đau bụng, ăn không tiêu, vàng da,…
Những người dân trồng bưởi muốn thu được vụ mùa cao phải có những bí quyết riêng của mình. Họ cần chú ý đến những yếu tố sau : Giống cây phải chuẩn, kỹ thuật chăm sóc cây phải khéo léo, chính xác,…Ngoài ra để cây sinh trưởng và phát triển tốt còn phụ thuộc vào những yếu tố tự nhiên như : Đất ẩm, kết cấu xốp, khí hậu ôn hoà, nguồn nước cung cấp cho cây phải sạch, phân bón vừa đủ, đúng lúc…
Cây bưởi có rất nhiều lợi ích trong cuộc sống chúng ta. Nó là loại cây đa năng góp phần tăng nguồn vốn sinh hoạt cho người dân. Vì thế cây bưởi luôn được mọi người yêu quý và trân trọng.
Hoa hồng xuất hiện trên trái đất từ lâu đời, có xuất xứ từ các vùng ôn đới và á nhiệt đới phía Bắc bán cầu. Ở nước ta, hoa hồng được trồng khắp nơi, từ miền núi, trung du cho đến đồng bằng châu thổ. Là một loài hoa toàn bích vừa có màu sắc rực rỡ, vừa có hương thơm quý phái nên hoa hồng được nhiều người ưa chuộng, nâng niu. Vì thế, nó trở nên quen thuộc trong đời sống hằng ngày.
Nhiều giống hoa hồng có nguồn gốc địa phương, một số có nguồn gốc từ Trung Quốc và các nước châu u. Phổ biến là hoa hồng đỏ, cây thấp cành mềm, mọc thành từng bụi. Hoa ít cánh, màu đỏ tươi, nở quanh năm, thường được trồng trong chậu, trong bồn trước cửa nhà.
Hoa hồng quế mọc thành chùm ở đầu cành, bông nhỏ màu đỏ cờ, nhụy vàng tươi, hương thơm ngát. Các bà, các chị hay dùng hoa hồng quế để dâng cúng Phật vào dịp ngày rằm, mùng một m lịch.
Hồng bạch tuyền hoa màu trắng, cánh nhiều tầng nhưng mỏng và mềm, hương thơm dịu, dùng để trang trí phòng khách rất sang. Cánh hoa chưng với mật ong và trái quất làm thuốc chữa ho cho trẻ con rất tốt.
Hồng bạch văn khôi bông lớn hơn, cánh trắng phớt hồng, cây cao trung bình, có sức chịu đựng rất dẻo dai. Hoa hồng nhung bông lớn, cánh đỏ sẫm, lâu tàn, hương thơm ngát, rất quý.
Các loại hoa hồng kể trên xuất hiện từ nông thôn đến thị thành, được trồng nhiều ở các công viên, thu hút sự say mê của du khách. Tuy vậy, người yêu hoa hồng không thể bỏ qua hoa hồng dại, còn gọi là tầm xuân, cây nhỏ, cành mềm, mọc lan khắp chốn. Bông hồng dại mọc thành chùm chỉ chít, xinh xắn, dễ thương vô cùng! Những bụi hồng dại nở trên tường rào, điểm xuyết nét thơ mộng, thanh bình cho ngôi nhà, góc phố thân yêu.
Trong những năm gần đây, các giống hoa hồng nhập vào nước ta được trồng theo quy trình kĩ thuật hiện đại trong các nhà kính ở Đà Lạt. Hoa hồng Hà Lan màu đỏ sậm, màu vàng cam, hoa hồng Pháp màu vàng tươi, mọc đơn từng bông, cánh dày, tươi lâu, có thể vận chuyển đi xa, rất thích hợp với nhu cầu xuất khẩu và nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều của nhân dân các thành phố lớn.
Cây hoa hồng tương đối dễ trồng, dễ thích nghi với các vùng khí hậu khác nhau. Hoa hồng trồng theo cách chiết và giâm cành. Chọn cành mập mạp, không già không non, bóc một khoanh vỏ rồi đắp bùn trộn lẫn phân mùn xung quanh, bó chặt, tưới nước hằng ngày, đợi đến khi đâm rễ thì cắt đem trồng. Một thời gian sau, khi cành chiết đã đâm nhánh thì bón thúc cho cây phát triển.
Hoa hồng ưa ánh sáng, cần độ ẩm vừa đủ. Tuy vậy, cây hoa hồng hay bị các loại sâu phá hoại như sâu đục thân, sâu róm, sâu tơ ăn lá. Cho nên người trồng phải thường xuyên phun thuốc, bắt sâu, tỉa bớt lá già để cho cây xanh tốt. Mỗi năm, cần đốn bớt một lần. Vài năm đốn đau (gần sát đất) một lần cho cây trẻ lại.
Cây hồng đang độ trổ hoa, ở đầu mỗi cành có nhiều nụ lớn bằng đốt ngón tay, được bao bọc trong một lớp đài hoa màu xanh nhạt. Những nụ chị, nụ em chi chít, âm thầm chuẩn bị đến ngày khoe sắc, khoe hương. Nụ hoa uống sương đêm và tắm ánh nắng mai, từ từ hé nở. Những cánh hoa đỏ thắm, trông đáng yêu vô cùng! Khi hoa nở khoe nhuỵ vàng tươi, toả hương thơm ngát, quyến rũ bướm ong. Những cánh hoa xinh xinh đáng yêu như đôi môi em bé.
Cây hoa hồng ra hoa quanh năm nhưng nở rộ nhất là vào mùa xuân. Sáng sớm, đứng ngắm những bông hồng mới nở, cánh đọng sương sớm long lanh, hương bay phảng phất, ta sẽ thấy lòng phơi phới một cảm xúc yêu đời. Tuổi trẻ mượn hoa hồng để bày tỏ tình yêu nồng nàn, tha thiết. Hoa hồng được tôn vinh là nữ hoàng của các loài hoa – mãi mãi làm đẹp cho cuộc sống của con người.
Hoa Ly là một loài hoa rất được ưa chuộng trên toàn thế giới bởi mùi hương và những ý nghĩa mà chúng mang lại. Nhưng không phải ai cũng hiểu được cặn kẽ về loài hoa này về ý nghĩa và lịch sử phát triển lâu dài của chúng. Vì vậy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về hoa Ly nhé! Vậy hoa Ly có nguồn gốc từ đâu?
Trung Quốc là nước trồng hoa Lily sớm nhất từ hàng trăm năm trước. Trong tài liệu cổ “Thần nông bản thảo” thì củ Lily có tác dụng thanh phế, nhuận táo, tư âm, thanh nhiệt. Vì vậy, từ lâu củ Lily ngoài tác dụng làm giống còn được dùng để ăn, làm thuốc chữa bệnh… Ban đầu, hoa Ly được trồng để lấy củ ăn, bắt đầu từ đời nhà Đường (Trung Quốc), nhưng vẻ đẹp và mùi hương quyến rũ của chúng đã được khẳng định qua những bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của Lily thời nhà Đường, nhà Tống qua các nhà thơ nổi tiếng. Vì thế, hoa Ly không chỉ được mọi người ưa chuộng về củ của chúng mà người ta còn thích thưởng thức vẻ đẹp của Lily.
Mặt khác, quá trình phát triển của hoa Ly cũng hết sức lâu dài. Cuối thế kỉ 16, các nhà thực vật học Anh đã phát hiện và đặt tên cho các giống Lily. Đầu thế kỉ 17 Lily được mang từ châu Âu đến châu Mỹ. Tiếp đến, sang thế kỉ 18 các giống Lily của Trung Quốc được mang sang châu Âu, do vẻ đẹp và mùi thơm hấp dẫn nên cây Lily đã nhanh chóng phát triển và được coi là cây hoa quan trọng của châu Âu, châu Mỹ. Đây là bước đầu cho thời kì hoa Ly được biết đến rộng rãi và được ưa chuộng trên toàn Thế Giới.
Vào cuối thế kỉ 19, bệnh Virut ở Lily lây lan mạnh, tưởng chừng cây Lily sẽ bị huỷ diệt. Đến đầu thế kỉ 20, khi người ta phát hiện ra giống Lily thơm ở Trung Quốc (L. regane) có khả năng chống chịu tốt với bệnh virut, giống này được nhập vào châu Âu và chúng đã được dùng vào việc lai tạo giống mới để tạo ra rất nhiều giống có tính thích ứng rộng, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, cây Lily lại được phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, các giống hoa Ly rất đa dạng và phân bố khắp nơi trên Thế Giới.
Hiện nay, các giống hoa Ly rất đa dạng và phân bố khắp nơi trên Thế Giới. Một một hoa Ly trưởng thành có bảy bộ phận chính là rễ, thân, lá, hoa, củ, quả và hạt. Về phần rễ, hoa Ly có hai loại: rễ củ để hút nước và chất dinh dưỡng cho củ và rễ thân để nâng đỡ, hút nước và chất dinh dưỡng cho cây sinh sống. Củ của hoa ly nằm dưới mặt đất, nhiều lớp vải bên ngoài củ bọc lại thành lớp thân vảy. Ở thân chính của cây, thân trên mặt đất mang lá và hoa, phần dưới mặt đất mang rễ thân và củ con. Chiều cao thân chủ yếu quyết định bởi chiều dài đốt.
Trong điều kiện ánh sáng yếu, ngày dài, nhiệt độ thấp và xử lý trước khi bảo quản lâu đều có tác dụng kéo dài đốt thân. Ngược lại ánh sáng mạnh, ngày ngắn, nhiệt độ cao lại ức chế đốt kéo dài. Về phần lá, hoa ly có nhiều hình dạng lá khác nhau như hình mũi mác, hình oval, hình elip, hình trứng hoặc thuôn dài hoặc tròn dài… lá không có cuống hoặc cuống ngắn tùy thuộc vào từng giống, nhóm giống. Phần hoa, phần quan trọng nhất làm nên vẻ đẹp quyến rũ của chúng có màu sắc đa dạng, phong phú, có loại có hương thơm, loại không có hương thơm.
Hoa của hoa ly cũng có nhiều dạng khác nhau, chủ yếu là 3 dạng chính: Hoa hướng trên, hoa quay ngang và hoa rủ xuống. Hoa có 6 nhị dài, một nhụy chia làm 3 thuỳ, bầu hoa hình trụ. Quả ly có chiều dài từ 5 – 7m, bên trong có 3 ngăn, mỗi quả có vài trăm hạt. Khi chín, quả tự nứt ra thành 3 khía dọc theo quả và phóng thích hạt ra ngoài. Hạt dẹt, xung quanh có cánh mỏng, hình bán cầu hoặc 3 góc, bên trong hạt có chứa phôi. Khi gieo sẽ nảy mầm thành cây mới. Tất cả những thành phần này đã góp phần tạo nên một cây hoa Ly tuyệt đẹp, làm cho bất cứ ai cũng phải trầm trồ khen ngợi.
Hoa Ly phát triển mạnh mẽ trên đất thoát nước tốt, đất ẩm có axit nhẹ như đất hữu cơ làm từ mùn, đất tự nhiên. Nhiệt độ thích hợp để cây phát triển ban ngày là 20 – 25 độ C, ban đêm là 12 – 15 độ C. Ngoài ra, các giống lai phương Đông thời kỳ đầu thích hợp với nhiệt độ ban ngày 25 – 28 độ C, ban đêm 18 – 20 độ C. Dưới 18 độ C cây sinh trưởng kém, hoa dễ bị mù. Lily ưa cường độ ánh sáng ở mức trung bình, từ 12 – 15 nghìn lux. Vào mùa hè, nhóm lily châu Á và lily thơm cần che bớt 50% ánh sáng, nhóm phương Đông thì 70% ánh sáng.
Lily thích không khí ẩm ướt, độ ẩm thích hợp nhất là 80 – 85%, vào thời kì đầu nên tưới nhiều nước, đến thời kì ra hoa cần giảm lại. Khi trồng cần nhớ phải luôn giữ ẩm cho đất. Khi chăm cây,cần tưới ở phần gốc, tránh làm lá và nụ bị ướt. Ngoài ra cần sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt cho ly với chế độ tưới 30 phút/ngày. Việc bón phân cho hoa cũng cần tiến thành kịp thời, bạn dùng phân hữu cơ (NPK, lân) để bón từ khi cây được 20 ngày đến khi cây nở hoa với tần suất 10 ngày/lần. Hỗn hợp phân hòa với nước đem tưới đều lên cây, sau đó đem tưới lại bằng nước để rửa phần còn bám trên lá.
Bông hoa ly vừa có hương thơm, vừa có vẻ đẹp quyến rũ , có thể tận dụng trong trang trí, làm quà tặng lại có lịch sử lâu đời. Vì vậy, chúng trở thành một phần quan trọng trong đời sống của người Việt nói chung và toàn Thế Giới nói riêng bởi những câu chuyện, những biểu tượng đằng sau những bông hoa Ly.
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Bài ca dao về hoa sen gợi biết bao niềm yêu mến và tự hào về loài hoa hương đồng gió nội. Nhắc đến hoa sen là nhắc đến một loài hoa đẹp đẽ, thánh thiện, hoàn toàn thoát tục; một loài hoa trở thành biểu tượng cho tâm hồn và nhân phẩm Việt Nam.
Hoa sen là một trong những loài hoa truyền thống lâu đời nhất ở phương Đông. Đây là loài thực vật sống dưới nước có nguồn gốc Á châu và chiếm giữ một vị trí cổ xưa trong tất cả nền văn hóa, đặc biệt là của Phật giáo. Khi nhắc đến Phật giáo là nhắc đến hình ảnh Phật ngồi trên đài sen thơm ngát. Phật giáo đã có hơn hai nghìn năm trăm năm, vậy ắt hẳn tuổi của loài sen còn nhiều hơn thế.
Một bông hoa sen ngắm lần lượt từ ngoài vào trong ta sẽ thấy “bông trắng, nhị vàng”. Cánh hoa sen rất giống với hình trái tim, đáy tim hướng lên trên. Một bông sen có nhiều lớp cánh xếp lớp vào nhau; đến khi nở cũng ngần ấy cánh hoa xoè ra khoe sắc. Cánh hoa sen có thể có màu hồng hoặc trắng. Bên trong cánh sen là nhị sen màu vàng tươi rất nổi bật. Khi sen đã già, nhị đã tàn có thể thấy rõ bát sen với những hạt sen lớn bằng đầu ngón tay. Toàn bộ bông sen được đỡ bằng một cuống hoa dài và đưa sen mọc khỏi trên mặt nước. Thân sen được cấu tạo rất đặc biệt. Bẻ đôi thân sen sẽ thấy hai nửa thân còn được nối với nhau bằng những sợi tơ dài. Chính đặc điểm đó của sen đã gợi hứng để đại thi hào Nguyễn Du viết nên câu thơ tuyệt bút: “Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng”. Bởi vậy, sen còn là biểu tượng của lòng thuỷ chung son sắt. Lá sen có hình tròn, rất rộng và có màu xanh. Mặt lá có một lớp nhung trắng, khi ánh nắng chiếu vào, lớp nhung trắng ấy óng ánh li ti mờ ảo rất đẹp. Hoa sen, lá sen, thân sen được nuôi sống bởi củ sen nằm sâu dưới lòng bùn. Hoa sen mọc trong bùn, sống trong bùn nhưng vượt lên khỏi nó để hướng đến mặt trời mà không hề bị bùn làm ô nhiễm, vấy bẩn. Thật đúng như lời ca dao “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Trong bức tranh làng quê Việt Nam, sẽ thật thiếu sót nếu thiếu đi hình ảnh đầm sen bát ngát, mênh mông. Có điều ấy bởi từ Bắc vào Nam, sen có mặt khắp mọi nơi, gắn bó rất mật thiết với đời sống con người Việt Nam như cây tre, cây đa… vậy. Mùa hạ đến giữa cái nóng như thiêu như đốt, đi làm đồng hay đang trên đường đi xa, người ta chỉ ao ước đến gần một đầm sen. Hương sen thơm ngát, mát lành thoảng qua làm dịu đi cái nóng nực, oi nồng. Thêm nữa, nhìn hình ảnh đầm sen rờn sóng, lá sen lấp loáng, hoa sen lung linh, chỉ vậy thôi đã như cảnh tiên khiến người ta quên cả mệt mỏi. Vài cậu bé con tinh nghịch ngắt chiếc lá sen che lên đầu làm nón, ngất ngưởng ngồi lên lưng trâu đi về đường làng, hình ảnh ấy cũng thật nên thơ nên hoạ. Không chỉ vậy, nhắc đến hoa sen còn là nhắc đến một loài hoa quý. Hoa sen được dùng để làm đẹp cho những ngôi nhà đơn sơ, giản dị của người nông dân Việt Nam đồng thời làm sang cho những khu vườn kim chi ngọc diệp. Bên cạnh đó, sen còn là một món ăn rất ngon và bổ. Củ và ngó sen sau khi rửa sạch liền trở thành món ăn mát lành, một món đặc sản chốn đồng quê. Hạt sen cũng được dùng làm món ăn, vị thuốc công hiệu. Đặc biệt, nhị sen còn được dùng để ướp trà tạo nên thức trà sen nức tiếng. Sáng sớm, khi trời còn tinh sương, người ướp trà phải chèo thuyền ra hồ thả từng lá trà vào giữa bông sen rồi buộc nhẹ bông sen lại để chè được ngấm cái hương vị thơm lành của sen. Cầu kỳ hơn, có người còn đi thâu từng hạt sương đọng trên cánh hoa sen, lá sen đề làm nước hãm trà… Vậy mới biết, sen được con người yêu thích đến nhường nào.
Khi mùa hạ qua đi, sen dần tàn lụi. Sen chỉ thích hợp với môi trường có khí hậu ấm nóng bởi vậy khi thu đến đông về, sen tạm thu mình xuống lớp bùn lạnh để chờ xuân sang vươn chồi non biếc và mùa hè đến thì xoè hoa, khoe lá. Nếu ở miền Bắc, hoa sen chỉ nở vào mùa hè, thì ở hầu khắp miền Nam quanh năm đâu đâu cũng thấy sen khoe sắc thắm. Quê hương của Bác có tên là “Làng Sen” và có lẽ hoa sen đẹp nhất khi được ví với hình tượng Bác Hồ, người cha già dân tộc, vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta:
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
Không chỉ có những giá trị thực dụng, sen còn thể hiện những ý nghĩa sâu sắc giàu tính triết lí. Sen sống trong bùn nhưng vẫn vươn lên trên lầy, toả hương thơm ngát. Sen có một sức sống mạnh mẽ đến kỳ lạ và tự tính của sen là tinh khiết, thanh thoát. Nó tượng trưng cho bản tính thân thiện, phong thái tao nhã, tinh thần “vươn dậy” trong mọi nghịch cảnh của con người Việt Nam. Đặc biệt trong tư tưởng Phật giáo, hoa sen được tôn quý và chiếm vị trí rất quan trọng bởi tôn giáo này quan niệm rằng bản thân bông sen đã thể hiện tinh thần “cư trần bất nhiễm trần” – ý nghĩa ấy biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện… Trong Phật giáo, phật tổ Thích Ca được sinh ra từ đóa sen vàng. Trong các công trình kiến trúc Phật giáo ở Việt Nam, sen luôn trở thành hình tượng nghệ thuật. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu lấy cảm hứng từ hoa sen là chùa Một Cột. Theo truyền thuyết, ngôi chùa này được hình thành từ một giấc mộng đài sen của một vị vua triều Lý. Chùa có hình dáng hoa sen, mọc lên từ hồ nước, chỉ với “một cột” như một cọng sen. Tại đất nước Ai Cập, bông sen cũng được tôn thờ vì sự thanh khiết và thánh thiện. Đây là loài hoa duy nhất nở được trên dòng sông Nin huyền thoại bởi dòng chảy ở đây rất mạnh, các loài hoa khác đều bị vùi dập bởi sông nước nhưng riêng hoa sen thì khác, hoa sen có thể đâm chồi, nảy lộc và đem lại vẻ đẹp không gì sánh bằng cho con sông giàu màu sắc thần bí này.
Hãng hàng không quốc gia của Việt Nam, Vietnam Airlines đã chọn hình ảnh bông sen sáu cánh làm biểu tượng của mình sau bao thời gian chắt lọc, suy nghĩ. Đó cũng là biểu tượng mà người Việt Nam muốn cho bạn bè quốc tế trên khắp năm châu được biết đến. Đóa sen hồng giờ đã được nâng lên không trung, bay đến với khắp mọi nơi trên thế giới, mang niềm vui đoàn tụ, hạnh phúc, hòa bình và đã giúp khoảng cách giữa người và người, giữa các cộng đồng trên thế giới được xích lại gần nhau. Trong mắt của bạn bè thế giới, hình ảnh của bông sen sẽ in đậm và đọng lại trong tư tưởng của mọi người về một đất nước anh hùng, bất khuất dù phải trải qua bao cuộc bể dâu, bao trận chiến tang thương, khốc liệt nhưng giờ đây vẫn vững bước đi lên hội nhập với thế giới.