/tmp/rrpml.jpg Thuyết minh về một kinh nghiệm học văn năm 2021 - Giáo dục trung học Đồng Nai

Thuyết minh về một kinh nghiệm học văn năm 2021


Thuyết minh về một kinh nghiệm học văn năm 2021

Bài văn Thuyết minh về một kinh nghiệm học văn gồm dàn ý chi tiết, 6 bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 10.

Thuyết minh một kinh nghiệm học văn – mẫu 1

Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa – thời kỳ mà con người như bị cuốn hút vào đồng tiền, cơn vũ bão của vật chất, văn chương, chữ nghĩa gần như trở thành một trang sức tầm thường, có cũng được mà không có cũng chẳng sao. Hiếm người nhận thức được giá trị đích thực của việc học văn. Vậy thì, để nhận ra những giá trị của văn chương, cần có những phương pháp hiệu quả để tiếp cận, để học, để có những bài văn hay, thuyết phục những con người mù quáng đó.

Điều đầu tiên, chúng ta cần chọn thầy để học. Nếu được thầy cô giỏi, tâm huyết giảng dạy và hướng dẫn, chúng ta sẽ vẫn thấy văn học hấp dẫn và thú vị hơn, hiểu vấn đề sâu sắc hơn. Hiện nay, tài liệu tham khảo tràn ngập thị trường, để mua được những cuốn sách tốt, chúng ta nên nhờ thầy cô có uy tín giới thiệu. Khi đọc tài liệu tham khảo, chúng ta không nên “bê” nguyên một bài viết của người khác vào làm bài của mình. Những người cầm bút nên nhớ không bao giờ được Đạo Văn. Đọc sách tham khảo không phải chỉ để chép mà còn để xem cách thức làm bài, triển khai vấn đề …

Thứ hai, để có thể hiểu được một tác phẩm văn học, chúng ta cần khám phá tác phẩm trong các mối liên hệ. Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của nhà văn, nhưng cũng là con đẻ của hoàn cảnh lịch sử, thời đại và là nơi ghi dấu ấn tâm hồn, tư tưởng, tài năng của và tâm huyết của nhà văn trong một thời điểm nhất định. Muốn nắm bắt tác phẩm cần phải biết tác phẩm đó gắn liền với hoàn cảnh lịch sử nào. Khi tìm hiểu văn học cũng phải đặt nó trong mối liên hệ mật thiết với giai đoạn văn học, trào lưu văn học, thời kì hoặc phương pháp sáng tác… Mỗi tác phẩm văn chương thường có hai phần nổi bật là nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Tìm hiểu nội dung là nhằm chỉ ra tư tưởng và quan niệm của nhà văn về con người và cuộc sống, tìm hiểu hình thức là chỉ ra tài năng nghệ thuật của nhà văn, cũng như sự thống nhất và phù hợp của hình thức với nội dung. Nên từ hình thức tìm ra nội dung và tránh diễn xuôi tác phẩm, văn thơ. “Mọi chân lí sẽ trở nên sai lầm, nếu chúng ta cứ xét đoán nó trên cơ sở của nhưng kinh nghiệm hằng ngày”. Thế giới hình tượng trong tác phẩm được xây dựng nên từ các chi tiết nghệ thuật. Tìm hiểu tác phẩm phải luôn xuất phát từ chi tiết. Mỗi chi tiết trong tác phẩm là một ô cửa mở ra cả thế giới, bởi nó có khả năng sinh nở ra những ý nghĩa mới .

Nói chung, về văn xuôi, chúng ta nhất định phải nắm được diễn biến câu chuyện, cách kể và giọng điệu của nhà văn, nhân vật trung tâm và những chi tiết, sự kiện xoay quanh nhân vật trung tâm đó.

Về thơ, cần phải nắm được cảm hứng chủ đạo của thơ, kết cấu cảm hứng của bài thơ, đoạn thơ, những chi tiết, hình ảnh mà nhà thơ sử dụng để bộc lộ cảm xúc.

Về kịch, phải nắm được những mâu thuẫn, xung đột, các lời thoại quan trong… Từ các chi tiết nghệ thuật ấy, tìm ra tư tưởng và tình cảm mà nhà văn gửi gắm cũng như tài năng nghệ thuật của nhà văn.

Còn làm sao để có thể viết được một bài văn hay? Văn chương không phải là chuyện cứ làm cho câu cú cầu kỳ, chữ nghĩa đến một bay bổng, uốn éo là hay. Một câu văn hay là một câu văn đơn giản, khúc chiết, rõ ràng và đủ ý. Chỉ có những lúc khi tâm hồn thăng hoa thì văn chương sẽ đạt đến một mức độ thuần túy, thanh khiết, chứ không bao giờ “bay bổng”. Muốn diễn đạt đến mức tinh tế thì phải chuẩn xác ngôn ngữ. Đơn giản nhưng chính là cái phức tạp nhất. Bằng cách nào? Đọc nhiều sách, và một cách đơn giản và thiết thực hơn là có một cuốn từ điển Tiếng Việt. Trong số chúng ta, phần lớn ai cũng có những cuốn từ điển ngoại ngữ mà không hề xuất hiện một cuốn từ điển Tiếng Việt, kể cũng nực cười. Chúng ta chỉ nên đọc chứ không nên tra. Chỉ có những người không hiểu gì về văn học và việc làm văn mới cho là văn chương lai láng, mơ mộng, càng dài càng tốt, muốn viết thế nào thì tùy.

Văn học là một môn khoa học nghệ thuật ngôn từ. Vì vậy, cần kết hợp tăng cường chất văn vừa tăng cường chính xác trong bài văn, nhất là tỏng việc trích dẫn kiến thức và dẫn chứng. Từ xưa, cụ Tú Xương đã dạy “Văn chương nào phải đơn thuốc / Chớ có khuyên xằng, chết bỏ bu”

Khi viết văn, cần tuân thủ các nguyên tắc. Để đạt điểm cao, bài văn phải được trình bày sáng sủa, sạch đẹp. Vì vậy, trong quá trình triển khai ý làm bài, các em nên trình bày mỗi ý thành một đoạn văn, được phân biệt với dấu chấm xuống dòng. Cách trình bày như thế vừa giúp bài văn sạch đẹp hơn, gây thiện cảm đới với thầy cô giáo, các ý trong bài nổi bật hơn, thầy cô không thể bỏ sót ý, nên bài văn có lợi hơn về điểm số.

Diễn đạt là quá trình vô cùng quan trọng, sánh ngang với việt tìm ý cho bài văn. Không có ý, thì không có gì để viết, nhưng có ý đầy trong đầu, mà không biết cách nói ra, thì ý dù hay, dù sâu sắc đến đâu cũng trở thành vô nghĩa. Cũng cần tránh trình trạng diễn đạt mập mờ, dễ gây hiểu nhầm cho người đọc. Vì vậy, chúng ta cần rèn luyện cho mình một cách diễn đạt đúng, nghĩa là nói và viết đúng ngữ pháp. Nếu chưa giỏi diễn đạt, hãy viết các câu văn ngắn, ít thành phần câu, tránh cầu kì, rườm già và dễ bị mắc lỗi ngữ pháp. Và sau đó, khi đã tiến bộ, cần sử dụng linh hoạt các kiểu câu, linh hoạt các hình ảnh, các phép tu từ, chuyển nghĩa để lời văn có cảm xúc và chất văn.

Giống như quá tình tư duy, quá trình nhận thức của con người, khi học và làm văn, cũng cần qua ba bước là “HIỂU – NHỚ – VẬN DỤNG”. Muốn nhớ được kiến thức thì trước hết phải hiểu nó. Muốn hiểu thì phải chịu khó tìm tòi, suy nghĩ. Học văn không phải là cắm đầu ghi cho đầy vở, mà là phải hiểu, nhớ và ghi lại các ý hay, quan trọng. Gặp những vấn đề chưa hiểu, chúng ta cứ mạnh dạn hỏi, chắc chắn không thầy cô giáo nào từ chối. Kiến thức càng sắp xếp khoa học, chặt chẽ, rành mạch bao nhiêu thì càng dễ nhớ bấy nhiêu. Để tránh học vẹt, khi học văn, chúng ta không nên cầm sách học thuộc lòng, mà nên học theo phương pháp tái hiện

Sau giờ học trên lớp, hãy dành thời gian tĩnh tâm (khoảng 20- 30 phút) để nhớ lại kiến thức vừa học. Việc hệ thống kiến thức theo các bảng, theo mô hình nhánh cây và việc liên hệ giữa văn học và cuộc sống cũng giúp chúng ta nhớ kiến thức lâu và sâu sắc.

Sau khi đã hiểu và nhớ, cần vận dụng lại bằng cách làm bài tập,.. Để dễ nhớ dẫn chứng và học văn đạt kết quả tốt, cần đọc tác phẩm. Ta nên đọc tác phẩm trước khi được học trên lớp, khi chưa hề nghe giảng. Điều này rất quan trọng, bởi những ấn tượng bạn đầu của các em khi tiếp xúc với tác phẩm sẽ được nhớ lâu và giúp định hướng tác phẩm.

Nhìn chung, để học văn đạt hiệu quả, chúng ta phải học văn bằng chính trái tim và cái đầu của mình, tự tìm một con đường riêng cho mình

Maxim Gorky đã từng nói “văn học là nhân học”. Đến với văn học, chúng ta sẽ tự mình đến với những cung bậc và cảm xúc khác nhau của đời thường. Đến với văn học, chúng ta sẽ nhìn đời sâu sắc hơn cũng như khám phá thêm nhiều điều bổ ích lí thú của cuộc sống. Vậy thì, chúng ta hãy học vằn một cách khoa học ngay từ hôm nay để có những kiến thức vững chắc và những bài văn hay.

Thuyết minh một kinh nghiệm học văn – mẫu 2

   Không chỉ môn văn mà bất cứ môn học nào nếu chúng ta nghiêm túc, nỗ lực chắc chắn sẽ đạt được kết quả tốt. Tuy nhiên để có được điều đó mỗi chúng ta đều phải học hỏi lẫn nhau từ kinh nghiệm của những người khác và rút ra kinh nghiệm của chính bản thân mình. Môn văn cũng vậy, việc chia sẻ kinh nghiệm học và làm văn rất cần thiết và bổ ích. Kinh nghiệm tự học văn, làm văn được chia sẻ dưới đây sẽ giúp chúng ta điều đó.

   Thực ra tự học không chỉ đối với môn văn mà tất cả các môn học hay những thứ cần học đều rất cần thiết và tốt. Tự học giúp chúng ta chủ động trong việc chiếm lĩnh, ghi nhớ kiến thức hơn gấp nhiều lần so với cách học khác. Người có khả năng tự học sẽ gia tăng nhu cầu và xác định được tốt hơn mục đích học so với người khác. Hẳn rất nhiều người vẫn nhớ các nhà khoa học nổi tiếng thế giới như Anh-xtanh, Niu-tơn,… hay những tỉ phú, những tài năng thế giới như Bill Gates, Steve Jobs,… đều thành danh bởi họ có năng lực tự học. Vậy tự học môn văn sẽ như thế nào?

   Tự học đối với môn văn không quá khó như các bạn tưởng tượng. Trước hết bạn cần xác định mục đích tự học môn văn để làm gì? Bạn cần tự học những cái gì? Bạn tự học vào những thời gian nào? Trước khi bạn tiến hành học cụ thể cần phải xác định được những yếu tố đó trước, vì đây là mục tiêu bạn cần đặt ra trong quá trình tự học. Đối với môn văn, đa số các bạn học sinh xác định học văn là để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra, trong các kì thi, số còn lại yêu thích môn văn thực sự thì mục đích không phải chỉ là kết quả. Nhưng dù là mục đích gì thì khi học văn đều cần xác định các vấn đề bạn cần học. Đối với môn văn có hai vấn đề cần học đó là kiến thức văn học và kĩ năng viết bài văn. Khi đã xác định được mục đích và nội dung học, bạn sẽ cố gắng sắp xếp thời gian sao cho hợp lí để đáp ứng được điều đó.

Xem thêm:  Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ X đến hết thế kỉ XIX ngắn nhất

   Đầu tiên bạn phải tự học kiến thức môn văn trước. Việc tự tìm hiểu kiến thức môn văn thông qua nhiều nguồn mà có thể tổng hợp. Đầu tiên, bạn cần khai thác kĩ trong sách giáo khoa. Bao giờ trong sách giáo khoa cũng có hai phần bạn nên chú ý, đó là mục Kết quả cần đạt và Ghi nhớ. Ở đây bạn sẽ xác định được kiến thức trọng tâm bạn cần học là gì. Dựa vào đó bạn sẽ xây dựng kiến thức trọng tâm của bài học, kết hợp với phần giảng và cho ghi của thầy cô ở trên lớp để hoàn thiện. Khi đã xác định đầy đủ kiến thức cơ bản, sử dụng các câu hỏi gợi ý trong sách giáo khoa để tìm hiểu kiến thức, bạn tiến hành tìm hiểu các tài liệu bên ngoài. Sách tham khảo, internet là lựa chọn tiếp theo của bạn. Hiện nay có một thực trạng là có quá nhiều sách tham khảo, quá nhiều trang điện tử về môn văn, mà rất khó kiểm soát được.

   Vậy làm thế nào tự học qua những tài liệu này? Trước hết hãy nhớ, không phải điều gì trong sách tham khảo, trên các trang web bạn cũng xem hết, cũng tin mà cần phải chọn lọc. Muôn vậy bạn cần phải dựa trên những kiến thức trọng tâm bạn đã xác định được ở trong sách giáo khoa rồi mới tìm và đọc những thứ liên quan. Sau đó hãy sử dụng một cuốn sổ tay, có cách ghi mục rõ ràng để chắt lọc các kiến thức đó, sao cho làm sáng tỏ nội dung mình cần ghi nhớ. Chẳng hạn khi đi tìm hiểu về thể loại truyện cổ tích thần kỳ để phục vụ cho việc học tác phẩm Tấm Cám, bạn cần chú ý hai vấn đề là đặc điểm nội dung và nghệ thuật của thể loại này. Cho nên chỉ cần khoanh vùng trong sách tham khảo và trên các trang mạng để đọc, vừa đỡ mất thời gian mà lại trọng tâm. Hay khi tìm hiểu về vua An Dương Vương trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy việc tìm đọc về lịch sử Việt Nam ở thời Âu Lạc sẽ rất bổ ích cho các bạn khi tìm hiểu về công lao cũng như tội lỗi của vị vua này, giúp chúng ta đánh giá tốt hơn. Việc tự học kiến thức văn học bởi vậy sẽ có hiệu quả mà không mất nhiều thời gian.

   Có được kiến thức với việc viết được bài văn là hai điều hoàn toàn khác nhau. Tiêu chí đánh giá một học sinh học văn tốt hiện nay vẫn chủ yếu dựa trên kết quả bài làm. Nhưng trên lớp những giờ học làm văn thời lượng ít, mà chỉ vận dụng được phần nào đó để viết văn. Trong khi đó số lượng bài viết trong một năm chỉ có 7 bài, trong đó bao gồm cả 2 bài học kỳ. Vậy việc viết văn và được các thầy cô chấm và chữa cho là khá ít. Chưa kể có thầy cô chậm trả bài, trả bài qua loa, lời phê ít. Nên nhiều bạn học sinh chưa thể tự mình rút ra được những sai sót lần sau khắc phục được. Vậy chỉ có cách tự học rèn kĩ năng viết văn mới có thể khắc phục được.

   Việc rèn kĩ năng viết đòi hỏi đầu tiên là phải chăm chỉ. Nhiều người nói rằng văn học là một bộ môn nghệ thuật, nên viết được văn phải có năng khiếu. Đúng là như thế, nhưng nếu bạn học văn để có điểm tốt thì đó không phải là yếu tố quyết định. Bên cạnh đó, khi luyện tập viết văn cũng như học kiến thức, bạn phải xác định viết một bài văn là viết những gì? Trước tiên là phải nắm được dạng đề, bởi một dạng đề có cách triển khai khác nhau. Hiện nay đa số các bạn sẽ học và thi ở dạng văn nghị luận, nên sẽ chú tâm vào dạng văn này. Bạn tìm hiểu thật kĩ các kiểu văn nghị luận, bố cục, dàn ý bài văn nghị luận, các thao tác nghị luận, lập luận… Sau đó, bạn tìm cách đọc những bài văn mẫu. Việc đọc văn mẫu giúp ích cho bạn rất nhiều trong cách triển khai, tổ chức bố cục, diễn đạt, hành văn trong bài viết. Tiếp tục là bạn phải tự mình tập viết những đoạn văn ngắn, những bài văn nhỏ. Có một lưu ý là khi mới tập không được viết cái gì quá lớn, quà dài sẽ dễ gây tâm lý chán nản. Khi tập bạn nên bắt đầu bằng những cái dễ, sau đó mới đến những cái khó.

   Việc học kĩ năng viết bài văn rất khó khăn, nhiều bạn chán nản và bỏ cuộc. Vậy các bạn có thể tham khảo ở một hình thức đó là “30 phút mỗi ngày”. Tức là mỗi ngày bạn dành ra 30 phút, ban đầu bạn viết cái gì cũng được, những hãy viết những thứ có mục đích, chứ không viết lung tung. Việc này thực hiện rất dễ, vì nhiều bạn sử dụng luôn việc đăng trạng thái lên facebook cá nhân để rèn luyện cũng là một cách. Sau đó bạn hãy ứng dụng vào việc viết văn. Cũng chỉ mỗi ngày 30 phút về một vấn đề văn học nào đó. Dần dần bạn viết vào những vấn đề trọng tâm của bài học hơn, rồi rèn kĩ năng viết nhanh, viết nhiều hơn… Bạn thử nghiêm túc thực hiện, sau một tháng chắc chắn kĩ năng viết văn của bạn sẽ tốt lên đáng kể.

   Dù bạn học hỏi kinh nghiệm ở đâu, thì người học vẫn là bạn. Vì vậy kinh nghiệm tốt nhất là do tự chúng ta tạo ra. Cách thức tự học thực ra không quá mới mẻ, nhưng tự học sẽ giúp bạn tích lũy, trau đồi kiến thức tốt nhất. Nhiều người hiện giờ vẫn lao đầu, chạy xô đi học thêm. Điều này không phải là không tốt, nhưng vấn đề là về nhà chẳng có hoặc chẳng dành thời gian cho tự học nên việc đi học thêm không có nhiều tác dụng. Vậy nên, qua việc chia sẻ về kinh nghiệm tự học văn trên đây phần nào sẽ giúp các bạn sẽ tìm ra được cho mình cách học văn tốt nhất.

Dàn ý Thuyết minh một kinh nghiệm học văn

Mở bài:

– Hiện nay, có hiện tượng HS ngại học văn vì cho rằng đây là môn học khó và khổ. Nguyên nhân là do các bạn chưa tự rút ra cho mình những kinh nghiệm cần thiết cho môn học.

– “Nắm tác phẩm theo đặc trưng thể loại” là một kinh nghiệm giúp bạn có thể chiếm lĩnh được môn học và ngày càng yêu thích, say mê văn chương.

Thân bài:

– Mô tả lại quá trình trải nghiệm của bản thân để có được kinh nghiệm đó:

+ Mỗi nhà văn trong sáng tác đều tuân theo lí thuyết về đặc trưng thể loại. Có 3 phương thức sáng tác: tự sự, trữ tình, kịch. Mỗi phương thức có cách chiếm lĩnh đời sống và phương tiện nghệ thuật riêng biệt.

+ Khi học bài trên lớp hay trong quá trình dạy, giáo viên đều hướng dẫn HS tìm hiểu theo đặc trưng thể loại của tác phẩm.

Ví dụ tìm hiểu tác phẩm “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, thầy cô sẽ hướng dẫn chúng ta tìm hiểu từ tình huống truyện, nhân vật, ngôn ngữ…

+ Việc soạn bài, tìm hiểu tác phẩm trước ở nhà cũng trên cơ sở các câu hỏi về đặc trưng thể loại đó. Khi soạn truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày”, HS sẽ được hướng dẫn soạn từ kịch tính của màn kịch, từ nghệ thuật gây cười mà suy ra tính cách nhân vật.

– Phổ biến kinh nghiệm:

+ Quan niệm: nắm tác phẩm theo đặc trưng thể loại là dựa vào thể loại để tìm hiểu tác phẩm. Từ đó làm định hướng cho việc tìm ý và làm văn (thuyết minh, nghị luận, biểu cảm…).

+ Muốn vậy, trước hết ta phải nắm chắc kiến thức về thể loại tác phẩm. Khi học phần văn học dân gian ở học kì I, ta phải nắm được thế nào là sử thi, thế nào là ca dao, thế nào là truyện cười… Khi học phần văn học trung đại, phải nắm được thế nào là phú, thế nào là hịch, cáo, chiếu, biểu.

+ Sau đó, căn cứ vào đặc trưng thể loại, ta sẽ tìm hiểu nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Rồi từ đó vận dụng vào làm văn.

+ Cuối cùng, mô hình hóa cách nắm tác phẩm theo đặc trưng thể loại thành đề cương ôn tập để làm tư liệu vận dụng ôn thi hay làm văn. Chẳng hạn, khi ôn tập, chúng ta sẽ phân loại tác phẩm theo thể loại (tự sự, trữ tình) để ôn. Ở các tác phẩm truyện, cần nắm được hình tượng thơ, tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu…

– Đánh giá, vận dụng:

+ Kinh nghiệm nắm tác phẩm theo đặc trưng thể loại sẽ giúp chúng ta phát huy được tính tích cực, chủ động của mình trong việc học.

+ Thúc đẩy quá trình tự học, tự lĩnh hội kiến thức và làm chủ kiến thức với chiếc chìa khóa hữu hiệu trong tay.

+ Vận dụng kinh nghiệm đó sẽ giúp HS chúng ta nắm được tác phẩm một cách dễ dàng và đặc biệt khi làm văn không lung túng, lạc đề.

Kết bài:

– Môn Ngữ văn là bộ môn có tính nghệ thuật kết hợp với tính khoa học cao. Rút được kinh nghiệm học văn và làm văn tốt sẽ giúp cho chúng ta khám phá được những bí ẩn của văn chương. “Nắm tác phẩm theo đặc trưng thể loại” là một trong những kinh nghiệm như thế.

Thuyết minh một kinh nghiệm học văn – mẫu 3

Hiện nay, hiện tượng sợ học văn ngày càng trở nên phổ biến ở các bạn học sinh. Nhưng thực tế học văn không đáng sợ như vậy. Khi tìm được phương pháp học văn đúng đắn, chắc chắn sẽ khiến bạn thích thú bộ môn này. Sau đây tôi xin chia sẻ cách học văn bằng sơ đồ tư duy.

Xem thêm:  Dàn ý Phân tích nhân vật Bơ-men trong truyện Chiếc lá cuối cùng năm 2021

Học bằng sơ đồ đang là phương pháp học tập phổ biến, hiện đại và được áp dụng ở rất nhiều môn học khác nhau. Đây là cách học nhanh chóng, dễ dàng nhưng đem lại hiệu quả cao. Môn Văn cũng không nằm ngoài quy luật đó. Các bạn đừng nghĩ rằng môn văn hoa mĩ, lắm ý, nhiều lời thì không thể biến chúng thành các sơ đồ tư duy đơn giản dễ hiểu. Việc này hoàn toàn có thể làm được nếu các bạn có phương pháp học để tạo sơ đồ tư duy chính xác.

Trước hết, để tạo được sơ đồ tư duy các bạn cần phải nắm chắc kiến thức tác phẩm. Đây là khâu đầu tiên và quan trọng nhất để có thể hình thành được sơ đồ tư duy. Chúng ta hãy thử tưởng tượng khi bạn không nắm chắc kiến thức bắt tay vào lập sơ đồ sẽ lúng túng, không biết nên chia các phần ra sao, khi tạo xong sẽ thiếu phần này, phần kia. Vậy là sơ đồ tư duy đã thất bại ngay từ khâu đầu tiên. Nắm chắc kiến thức tác phẩm bằng cách mỗi văn bản các bạn nên đọc ba lần: lần một nắm được tinh thần chung của tác phẩm; lần hai nắm được nội dung, phân chia bố cục, ý chính; lần ba cảm nhận cái hay cái đẹp của văn bản. Các bạn nhớ nhé, chúng ta có thể tận dụng phần bài giảng của giáo viên trên lớp, kết hợp với việc đọc của bản thân để phân chia ý hợp lý.

Sau khi đã nắm được tinh thần bài học, nội dung chính của tác phẩm chúng ta hãy cùng bắt tay vào tạo sơ đồ duy. Bước đầu tiên xác định các từ khóa. Từ khóa là những từ chủ chốt, thâu tóm được nội dung chính. Vậy làm cách nào để chúng ta xác định đúng từ khóa trong nội dung văn bản. Các bạn hãy đọc kĩ văn bản, lọc từ ngữ chủ chốt, không thể thiếu trong đoạn văn, văn bản đó. Đây là bước vô cùng quan trọng, chỉ khi xác định đúng từ khóa thì các phần tiếp theo mới có thể triển khai hoàn hảo được. Chúng ta cần tự tạo lập thói quen tìm và ghi nhớ từ khóa của mỗi bài. Bởi từ khóa sẽ theo chúng ta trong suốt quá trình tạo lập sơ đồ tư duy.

Bước thứ hai, hãy lấy một tờ giấy lớn, bút màu, thật nhiều màu nhé, bởi sau khi chúng ta hoàn thành sơ đồ các bạn sẽ tạo ra một bức tranh vô cùng thú vị và đặc biệt đấy. Các bạn hãy vẽ chủ đề chính ở trung tâm tờ giấy trắng, bạn có thể lấy một chiếc bút màu nổi bật nhất mà bạn yêu thích để tô màu cho chủ đề trung tâm. Làm như vậy sẽ giúp các bạn dễ chú ý và nhìn nhận vấn đề nhanh chóng hơn. Các bạn lưu ý nên sử dụng giấy trắng không dòng kẻ và xoay ngang chúng ra nhé. Không có những dòng kẻ làm chúng ta phân tâm, cản trở tư duy, giấy ngang còn giúp các bạn thỏa sức sáng tạo nữa.

Xong bước thứ ba, bạn hãy tiếp tục dùng chiếc bút màu mực khác vẽ thêm các tiêu đề phụ cấp độ một. Các tiêu đề phụ này các bạn nên vẽ cách những khoảng trống bằng nhau, và kết nối với chủ đề trung tâm bằng một đường kẻ, để làm nổi bật các bạn cũng có thể ghi bằng các chữ in hoa nhé.

Sau khi đã xác định được các ý chính chúng ta sẽ triển khai các ý con của mỗi tiêu đề đó, mà thường vẫn được gọi là các nhánh cấp 2, cấp 3, hoặc nhiều hơn, phụ thuộc vào nội dung bài học ngắn hay dài của các bạn. Các bạn cũng cần lưu ý, ở các nhánh này cũng chỉ nên để các từ khóa, tránh làm sơ đồ trở nên rối rắm, khó hiểu. Màu sắc của nhánh cấp 2, cấp 3, nên để cùng màu với nhánh cấp 1, như vậy các bạn vừa tiện theo dõi, vừa khiến bức tranh không bị loạn bởi các màu sắc.

Vậy là chúng ta đã gần hoàn thành bức tranh sơ đồ tư duy. Bước cuối cùng để làm bức tranh đó thêm phần sinh động, hãy vận dụng sự khéo léo, tài năng hội họa của mình vẽ những hình thù đáng yêu khác nhau vào bức tranh đó. Những hình ảnh đó giúp bạn tiếp thu bài nhanh hơn, bởi cơ chế hoạt động của não bao giờ cũng hướng đến tiếp thu nhanh các hình ảnh.

Tạo lập sơ đồ tư duy không hề khó. Nếu lần đầu còn nhiều bỡ ngỡ, chỉ cần làm hai ba lần là các bạn đã thuần thục trong các thao tác để tạo lập sơ đồ. Trung bình mất khoảng bốn lăm phút cho mỗi sơ đồ tư duy cho mỗi bài học, thời gian có thể dài, ngắn khác nhau tùy thuộc vào độ dài và độ khó của bài học. Mặc dù phải bỏ thời gian và công sức nhưng cách học này lại hiệu quả hơn rất nhiều. Kiến thức được tiếp thu dễ dàng, giúp các bạn rèn luyện tư duy, đồng thời trong quá trình tạo sơ đồ các bạn còn được thể hiện tài năng hội họa của mình, đó cũng là một cách giải trí hữu hiệu.

Không có gì khó, chỉ là bạn dành bao nhiêu thời gian, công sức cho nó mà thôi. Khi bạn có quyết tâm và ý thức học tập thì không chỉ môn Văn mà bất cứ môn học nào khác cũng sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Học văn bằng sơ đồ tư duy là một trong rất nhiều phương pháp học tập hiện đại. Hãy áp dụng để thấy được những kết quả ngoài mong đợi nhé.

Thuyết minh một kinh nghiệm học văn – mẫu 4

Ngữ văn – tên gọi hiện hành của môn văn trong nhà trường phổ thông hiện nay, là bộ môn đang gặp phải sự lo ngại trước tình trạng đa phần học sinh chán nản, không yêu thích. Tại sao lại có hiện tượng như vậy? Phải chăng việc học văn không hứng thú là do chương trình quá nặng, phương pháp của thầy cô chưa đáp ứng được hay bởi sự phát triển quá nhanh chóng của xã hội khiến học văn không còn cần thiết? Dù là lý do gì thì trước hết vẫn xuất phát từ người học. Người học chưa tự yêu thích hoặc chưa coi học văn có ý nghĩa giá trị quan trọng không chỉ trong nhà trường mà còn ngoài cuộc sống. Bởi vậy, phương pháp học văn sẽ là khâu trọng yếu giúp học tốt môn này. Và phương pháp học văn theo lối tư duy sau đây sẽ gợi ý giúp các bạn.

Nhắc tới học tập theo phương pháp tư duy, nhiều người nghĩ nó phù hợp với lối học của các môn tự nhiên hơn. Nhưng không phải, đây là kinh nghiệm học tập phù hợp với tất cả các bộ môn khoa học. Riêng với môn văn hiện nay, là một môn rất quan trọng, nhiều bạn học sinh quan tâm vì đó là môn sẽ có mặt trong tất cả các kỳ thi. Bởi vậy việc học, làm văn theo lối tư duy rất cần thiết, đáp ứng được nhu cầu cho cả đối tượng học sinh yêu thích môn văn và học sinh chỉ học văn theo đáp ứng bộ môn.

Vậy học văn, làm văn theo lối tư duy là như thế nào? Là cách học theo hệ thống logic rõ ràng, mạch lạc vừa giúp ghi nhớ kiến thức vừa giúp suy luận. Môn văn là bộ môn khoa học xã hội, khối lượng kiến thức khá nhiều, việc học theo lối tư duy vô cùng phù hợp, giúp người học văn không cần phải “học thuộc lòng” như nhiều người vẫn nghĩ mà vẫn ghi nhớ và đảm bảo được kiến thức của bộ môn này.

Đầu tiên, sử dụng tư duy để xây dựng hệ thống kiến thức cho nội dung bài học. Hiện nay kiến thức môn văn chia làm hai phần là đọc hiểu và tạo lập văn bản. Kiến thức của phần đọc hiểu bao gồm kiến thức tiếng Việt và làm văn. Hầu hết là các khái niệm, các tính chất, đặc điểm đã có sẵn. Vậy chỉ cần phân loại, hệ thống. Ví dụ như phần Tiếng Việt có thể chia thành các đơn vị kiến thức về phong cách ngôn ngữ chức năng, các biện pháp tu từ. Còn Làm văn, có các thao tác lập luận, các phương thức biểu đạt.

Đối với tạo lập văn bản, chủ yếu kiến thức là ở các tác phẩm văn học. Ở nội dung này chú ý đến hai phần là kiến thức chung về tác giả, tác phẩm và kiến thức trọng tâm trong tác phẩm. Chẳng hạn như muốn hệ thống kiến thức về tác giả, để tạo nên cái nhìn tổng quát, so sánh, chúng ta chỉ cần tổng hợp trên hai phương diện là vị trí và đặc điểm sáng tác của tác giả đó. Ví dụ về tác giả Phạm Ngũ Lão (ở bài thơ Tỏ lòng), vị trí của ông là một vị danh tướng tài giỏi của nhà Trần, cũng là một nhà thơ của dân tộc; đặc điểm nổi bật trong sáng tác của ông là lòng yêu nước, mang âm hưởng hào hùng, đậm chất hào khí Đông A. Tương tự các tác giả khác cũng làm như vậy. Còn đối với kiến thức trọng tâm ở mỗi tác phẩm, cần hệ thống theo ý. Việc tạo ý sẽ giúp chúng ta nhìn thấy bao quát toàn bộ nội dung vừa là căn cứ để ghi nhớ và suy luận. Chẳng hạn ở bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi, có hai nội dung lớn là vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi. Trong vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên có thể hệ thống ba ý là: Bút pháp nghệ thuật: miêu tả, cảm nhận qua hình ảnh, màu sắc, âm thanh, trạng thái, vị trí; Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên: sống động, rực rỡ, căng tràn, bao quát và rất gần gũi, đậm chất làng quê; Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ: tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên. Cách hệ thống đơn giản mà vẫn giúp học sinh móc nối, liên kết các kiến thức.

Tuy nhiên, cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau khi học văn theo cách này. Đó là phải đảm bảo các kiến thức hệ thống phải chuẩn xác. Thứ hai, Khi xác lập đơn vị kiến thức cần hệ thống, phải lựa chọn từ khóa, sao cho ngắn gọn, súc tích mà vẫn thể hiện được đầy đủ nội dung tinh thần của tác phẩm. Thứ ba, cách ghi chép, trình bày phải khoa học, dễ nhớ thì nội dung hệ thống mới phát huy tác dụng. Chúng ta có thể sử dụng bảng biểu, sơ đồ tư duy, các hình vẽ,… để thể hiện cách hệ thống. Chẳng hạn hệ thống về tất cả các tác giả văn học có thể dùng bảng biểu gồm: tên tác giả, tác phẩm, vị trí của tác giả, đặc điểm sáng tác. Sau đó sắp xếp theo thứ tự, chúng ta sẽ có một bảng hệ thống tất cả các tác giả, chỉ cần gạch chân những từ khóa đối với mỗi tác giả, sẽ rất dễ nhớ và thậm chí so sánh cũng không khó. Hay sơ đồ tư duy là một trong những cách trình bày hỗ trợ rất tích cực trong phương pháp học văn theo lối tư duy. Từ những kiến thức tác phẩm văn học đã được hệ thống theo cách trình bày thông thường, thay vào đó là sơ đồ tư duy với nhiều màu sắc và các cách kí hiệu sẽ dễ dàng giúp cho người học văn nhớ được kiến thức. Việc tự vẽ sơ đồ tư duy cũng sẽ tạo hứng thú cho việc học văn và ghi nhớ một cách không nhàm chán những kiến thức dài của môn học này.

Xem thêm:  Ý nghĩa của văn bản “Hịch tướng sĩ” là gì?

Có thể thấy, việc học văn theo tư duy không hề phức tạp. Cách làm chỉ giúp người học nhận ra tính chất khoa học của bộ môn. Ngoài việc chiếm lĩnh được, kiến thức khi được trình bày theo hệ thống logic sẽ giúp người học tự khai thác khả năng suy luận. Thậm chí khi nhìn vào hệ thống đó, có thể tập học cách diễn giải mà không cần phải có đầy đủ, chi tiết. Việc hệ thống kiến thức theo tư duy cũng sẽ giúp người học văn hình thành cách viết văn theo lối tư duy. Khi có kiến thức trong tay, theo một hệ thống nhất định sẽ rèn cho người viết văn không còn ngẫu hứng, tùy tiện. Trước khi viết bài cũng cần phải có sự tính toán, sắp xếp và khai thác kiến thức sao cho phù hợp, đúng và trúng vấn đề nhất.

Lợi ích của việc học theo lối tư duy không chỉ phù hợp và có hiệu quả đối với môn văn. Nhưng với đặc thù là một môn xã hội, khối lượng kiến thức nhiều, đa dạng, phương pháp học này rất bổ ích và có lợi cho học sinh. Nếu bạn chỉ là học sinh trung bình khá, cách học này giúp bạn không bị hổng kiến thức, còn nếu bạn là học sinh giỏi sẽ là cơ hội để bạn phát huy năng lực cảm thụ, phân tích, suy luận trong văn chương. Trong khuôn khổ của một bài viết ngắn, việc trình bày, giới thiệu về phương pháp này vẫn còn rất sơ lược. Tuy nhiên sẽ phần nào giúp các bạn học tốt và yêu thích môn văn hơn.

Thuyết minh một kinh nghiệm học văn – mẫu 5

Có thể thấy được hiện nay thì hiện tượng rất nhiều học sinh ngại học văn vì cho rằng đây là môn học khó và khổ. Và một trong những nguyên nhân là do các bạn chưa tự rút ra cho mình những kinh nghiệm cần thiết cho môn học của mình. Hãy luôn nắm các tác phẩm theo đặc trưng thể loại cũng chính là một kinh nghiệm hay giúp các bạn có thể chiếm lĩnh được các môn học này ngày càng tốt hơn.

Thực tế thì mỗi một nhà văn trong sáng tác đều tuân theo lí thuyết về đặc trưng thể loại. Chúng ta cũng thấy có đến 3 phương thức sáng tác: tự sự, trữ tình, kịch. Mỗi phương thức có cách chiếm lĩnh đời sống và phương tiện nghệ thuật riêng biệt. Đặc biệt khi học bài trên lớp hay trong quá trình dạy, người giáo viên đều hướng dẫn học sinh tìm hiểu theo đặc trưng thể loại của tác phẩm. Ví dụ khi tìm hiểu tác phẩm “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng thì thầy cô giáo cũng sẽ hướng dẫn chúng ta tìm hiểu từ tình huống truyện, nhân vật, ngôn ngữ…

Thế rồi chính với việc soạn bài, tìm hiểu tác phẩm trước ở nhà cũng trên cơ sở các câu hỏi về đặc trưng thể loại đó. Khi soạn truyện cười “Nhưng nó phải bằng hai mày”. Người học sinh cũng sẽ được hướng dẫn soạn từ kịch tính của màn kịch, từ nghệ thuật gây cười mà suy ra tính cách nhân vật. Đồng thời cũng phải biết nắm được nội dung tác phẩm theo những đặc trưng thể loại là dựa vào thể loại để tìm hiểu tác phẩm. Từ đó cũng có thể làm định hướng cho việc tìm ý và làm văn (thuyết minh, nghị luận, biểu cảm…).

Để có thể làm được điều đó thì trước hết ta phải nắm chắc kiến thức về thể loại tác phẩm. Nhất là khi học phần văn học dân gian ở học kì I, ta phải nắm được thế nào là sử thi, thế nào là ca dao thế nào là truyện cười… Khi học phần văn học trung đại, phải nắm được thế nào là phú, thế nào là hịch, cáo, chiếu, biểu.

Bước tiếp theo cũng nên căn cứ vào đặc trưng thể loại, ta sẽ tìm hiểu nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Rồi từ đó vận dụng vào làm văn.

Cho đến bước cuối cùng, mô hình hóa cách nắm tác phẩm theo đặc trưng thể loại thành đề cương ôn tập để làm tư liệu vận dụng ôn thi hay làm văn. Ví dụng khi ôn tập, chúng ta sẽ phân loại tác phẩm theo thể loại (tự sự, trữ tình) để ôn. Ở các tác phẩm truyện, cần nắm được hình tượng thơ, tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu… Đừng quên bước đánh giá, kinh nghiệm nắm bắt tác phẩm theo chính đặc trưng thể loại cũng sẽ giúp cho chúng ta để phát huy được tính tích cực, tính của động của mình trong việc học. Thêm với đó là thúc đẩy quá trình tự học, đồng thời cũng tự lĩnh hội kiến thức đồng thời làm chủ kiến thức với chiếc chìa khóa hữu hiệu này trong tay.

Các em hãy học thật thực sự nghiêm túc và chính ngôn Ngữ văn là bộ môn có tính nghệ thuật kết hợp với tính khoa học cao. Đồng thời cũng sẽ nhận được kinh nghiệm học văn và làm văn tốt sẽ giúp cho chúng ta khám phá được những bí ẩn của văn chương.

Thuyết minh một kinh nghiệm làm văn – mẫu 6

Văn học là một trong những môn học bắt buộc ở nhà trường các cấp. Văn học không chỉ mang đến cho chúng ta những lời hay ý đẹp mà quan trọng tiềm ẩn sâu trong đó là cách giáo dục những đạo lý làm người của cha ông suốt mấy ngàn năm qua. Thế nhưng bên cạnh những bạn học văn rất tốt, rất say mê môn học này cũng còn một số bạn vẫn còn tỏ ra lúng túng và khó tiếp thu cách học văn. Vậy phải làm sao để học văn có kết quả tốt? Có lẽ nó cũng cần có một số những kinh nghiệm , trau dồi nhất định.

Xưa kia tục ngữ đã có câu “Có công mài sắt có ngày nên kim”, hay “cần cù bù thông minh”. Con người sinh ra không phải ai cũng ngẫu nhiên mang cho mình một bộ óc vĩ đại toàn năng có thể chứa bất cứ thứ gì trên đời. Não chúng ta cũng tiếp nhận mọi thứ một cách có chọn lọc. Đối với những thứ mình thích và cảm thấy hứng thú thì dù có tiếp xúc một, hai lần cũng có thể ghi nhớ trong một thời gian dài. Còn đối với những việc ta không thích thì dù có nghe đi nghe lại hàng ngày bạn cũng không thể có cách nào tiếp nhận nó được.

Tình trạng học văn hiện nay cũng vậy. Bên cạnh những bạn học rất tốt bộ môn này, thậm chí say mê thì cũng còn những bạn không thể học tốt được nó. Lí do để các bạn đưa ra là do văn dài, nhiều chữ khó thuộc khó vào….Vậy phải làm sao để học văn có hiệu quả? Học văn cũng cần phải có mẹo riêng, những kinh nghiệm riêng giống như bạn làm việc bất kì có kế hoạch sẽ thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Vậy kinh nghiệm để học văn là gì?

Đầu tiên là việc học trên lớp. Bạn cần phải tập trung cao độ cho những giờ học văn. Việc chuyên chú học tập sẽ khiến bạn tiếp thu bài giảng của giáo viên một cách tốt nhất. Bất cứ một môn học nào không kể là văn học thì việc bạn tập trung, lắng nghe sẽ mang lại nhiều kết quả tốt. Đặc biệt với những bạn không dành thời gian ở nhà cho môn học thì đây là cách học hiệu quả nhất.

Vì thế nên trong giờ học văn bạn không nên nói chuyện riêng hay làm việc riêng, hãy tập trung 100% tâm trí cho bài học của mình. Ngoài ra bạn cũng chú ý nên ghi chép đầy đủ. Nhiều bạn tự cho rằng chỉ cần lắng nghe bài truyền giảng của giáo viên là đủ và có thể ghi nhớ toàn bộ, tuy nhiên trí óc của con người không phải là một chiếc ổ cứng có thể lưu trữ bất cứ thứ gì vào đó. Sẽ có rất nhiều việc tác động khiến bạn phải để tâm vì thế thay vì chỉ biết lắng nghe bạn nên ghi chép thành một sơ đồ cây để học nhanh và hiệu quả hơn.

Ngoài việc tiếp thu các bài học trên lớp thì việc học thêm ở nhà cũng có vai trò vô cùng quan trọng. Mỗi ngày về nhà bạn nên dành khoảng mười lăm phút cho việc ôn tập lại bài cũ, hệ thống tất cả các kiến thức đã học được ban ngày thành một sơ đồ tư duy có ý chính ý phụ để ghi nhớ lâu hơn.

Bên cạnh việc tiếp thu kiến thức trên lớp, học thêm ở nhà thì việc học hỏi bạn bè cũng là điều vô cùng cần thiết. Các cụ ta xưa thường nói “học thầy không tày học bạn”. Nói như thế không có nghĩa là hạ thấp việc học trên lớp mà cho thấy việc học hỏi bổ sung kiến thức từ bạn bè cũng là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Cách học này mang đến cho bạn hiệu quả rất cao.

Hiện nay, để phục vụ nhu cầu học tập của học sinh có rất nhiều các loại sách văn học tham khảo ra đời có thể kể đến như: Văn mẫu các lớp, hướng dẫn soạn văn, giải bài tập văn…. Để các bạn có thể tham khảo hướng giải bài nhanh và hiệu quả hơn.

Học văn không phải là việc quá khó khăn thậm chí nó còn trở nên vô cùng dễ dàng nếu chúng ta tìm được những điểm thú vị của nó, cũng như có một phương pháp học đúng cách hiệu quả. Văn học không chỉ mang đến cho con người những kiến thức bổ ích mà còn giúp chúng ta trau dồi lời lẽ, cách lập luận và phản biến một vấn đề một cách cặn kẽ và sâu sắc nhất có thể. Vì thế học sinh chúng ta cần phải trang bị cho mình những kinh nghiệm học văn thật tốt.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu

Bài viết hay nhất

Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì

jun88

Liên hệ telegram @hanievu