/tmp/nvsfb.jpg
Bài văn Thuyết minh về đôi dép lốp trong kháng chiến gồm dàn ý chi tiết, bài văn phân tích mẫu được tuyển chọn từ các bài văn phân tích đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra, bài thi môn Ngữ văn 8.
Đề bài: Thuyết minh về đôi dép lốp trong kháng chiến.
Nhắc về cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam là nhắc về một quá khứ hào hùng và anh dũng. Rất nhiều những vật dụng trong chiến tranh đã trở thành biểu tượng cho quá trình đấu tranh của dân tộc ta, một trong số đó là đôi dép lốp.
Dép lốp được biết đến là một loại dép cao su kiểu xăng- đan, tiện lợi, có đặc tính bền, chịu nước bảo vệ bàn chân kể cả khi giẫm lên mảnh chai. Đây là một trong số những loại dép phổ biến nhất trong hàng ngũ chiến sĩ.
Về nguồn gốc hình thành, những đôi dép lốp được sáng tạo lần đầu tiên bới đại tá Hà Văn Lâu năm 1947, khi ông lấy chiếc lốp ô tô cũ từ một người bạn. Tuy nhiên ý tưởng này được khơi nguồn từ những người phu xe chế tạo dép từ những vật dụng không dùng như ruột xe kéo,…
Dép lốp có cấu tạo đơn giản và hình thức dép cũng đơn giản. Dép chỉ mang duy nhất một màu đen giản dị do làm từ lốp xe ô tô. Phía dưới là đế dép được thiết kế vừa với kích thước bàn chân. Những chiếc đế này có lỗ để gắn quai dép. Quai dép cũng được làm bằng săm cao su cắt ra thành từng mảnh rộng khoảng 1,5vcm. Mỗi chiếc dép có số lượng quai dao động trong khoảng 4 quai. Dép đi êm, thoáng chân, rất bền. Phần mặt trên đế dép thường sẽ không có họa tiết, nhưng hiện nay, nhờ sự cải tiến mẫu mã, phần mặt trên của đế dép sẽ được khắc hình ảnh như bản đồ đơn giản của dân tộc,..
Quy trình để làm ra một đồ lốp không đơn giản. Từ nguyên liệu là những chiếc lốp cũ khổng lồ, các nghệ nhân quay lốp thành tấm cao su. Sau đó, những tấm cao su này được các nghệ nhân khoanh thành đế dép. Công đoạn này phải thật tỉ mỉ để tạo ra những chiếc đế phù hợp và có kích cỡ đều nhau giữa hai chiếc. Khi đã có đế dép, các nghệ nhân sẽ khoét lỗ để dép. Quai dép lốp được cắt từ săm ô tô. Người ta sẽ gắn quai dép vào bằng cách khoét các lỗ phù hợp trên đế dép rồi xuyên quai dép qua, cố dịnh hai đầu quai dép ở đế dưới. Những đôi dép lốp thường được sản xuất thủ công, ban đầu đi có thể chưa bán chân nhưng sau khoảng một tháng sử dụng mới có độ lún.
Có thể thấy, trong lịch sử dân tộc, đôi dép được coi như biểu tượng để có cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như biểu tượng của người lính. Loại dép này đặc biệt tiện lợi được Bác và các chiến sĩ sử dụng nhiều trong sinh hoạt. Lấy cảm hứng từ đôi dép này, có những vần thơ đã ra đời (Đôi dép Bác Hồ) và cũng được phổ nhạc thành bài hát. Đôi dép lốp cứ dần dần đi vào đời sống của con người trong những cuộc chiến tranh như thế và cofn mãi cho tới tận ngày hôm nay.
Hiện nay, tuy chưa thực sự phổ biến như trước nhưng những đôi dép cao su cũng đã có xu hướng quay trở lại với đời sống của con người do sự tiện lợi và đơn giản. Những đôi dép lốp luôn được cải tiến về hình thức và mẫu mã, độ bền đẹp hơn trước nhưng vẫn giữ được sự mộc mạc và giản dị. Đây cũng thương là những vật lưu niệm cho những du khách nước ngoài khi đến Việt Nam,…
Dép lốp, như đã nói bên trên, trở thành một biểu tượng đẹp cho dân tộc, là biểu tượng cho khí chất của con người trong kháng chiến dù vấp phải thép gai vẫn quyết vươn xa.