/tmp/njcvo.jpg
Nội dung bài viết
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Thuốc Ngữ văn lớp 12, bài học tác giả – tác phẩm Thuốc trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
Vợ chồng lão Hoa, chủ một quán trà, có thằng con trai tên Thuyên bị bệnh lao rất nặng. Được lão Cả Khang mách, vợ chồng lão Hoa dốc tiền đến Cổ Đình Khẩu từ mờ sáng để mua chiếc bánh bao tẩm máu người vừa bị hành hình đem về cho con ăn. Buổi sáng, khi thằng Thuyên ăn chiếc bánh tẩm máu người rồi đi nghỉ thì quán trà cũng dần đông khách, mọi người râm ran khẳng định thằng Thuyên sẽ khỏi bệnh rồi bàn tán về Hạ Du, người chiến sĩ vừa bị hành hình lúc sáng sớm. Ai nấy đều cho Hạ Du là “thằng khốn nạn”, “thằng nhãi con” và “điên thật rồi”. Cuối cùng, chiếc bánh tẩm máu người cũng không cứu được thằng Thuyên. Một ngày vào tiết Thanh minh, bà Hoa buồn rầu ra thăm mộ con nhìn thấy mẹ Hạ Du cũng đến viếng mộ. Đồng cảnh ngộ mất con, bà Hoa bước qua con đường mòn sang an ủi mẹ Hạ Du, cả hai cùng ngạc nhiên trước vòng hoa đặt trên mộ “Thế là thế nào nhỉ?”. Truyện kết thúc với tiếng quạ kêu và hình ảnh con quạ nhún mình bay vút về phía trời xa.
1. Tác giả
1. Tiểu sử
– Lỗ Tấn (1881 – 1936), tên khai sinh là Chu Chương Thọ, sau đổi thành Chu Thụ Nhân.
– Là nhà văn cách mạng Trung Quốc
– Lỗ Tấn đã nhiều lần đổi nghề với những mục đích khác nhau ( hàng hải, khai mỏ, y, văn nghệ )
2. Sự nghiệp văn học
a. Mục đích sáng tác
Dùng ngòi bút để phanh phui các “căn bệnh tinh thần” và kêu gọi mọi người tìm phương thuốc chữa chạy, không được “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.
b. Quan điểm sáng tác
Phê phán những căn bệnh tinh thần khiến quốc dân mê muội, tự thỏa mãn,ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.
c. Tác phẩm chính
“Gào thét”, “Bàng hoàng”, “Chuyện cũ viết lại”, AQ chính truyện”,…
2. Tác phẩm
a, Hoàn cảnh sáng tác
Năm 1919, đây là giai đoạn đất nước Trung Hoa bị các đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật xâu xé. Xã hội Trung Quốc biến thành xã hội nửa phong kiến, nửa thuộc địa nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục. Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thỏa mãn mà những người cách mạng hoàn toàn xa lạ với nhân dân. Truyện ngắn Thuốc được sáng tác năm 1919, khi cuộc vận động Ngũ Tứ bùng nổ
b, Bố cục
Từ đầu đến “Cổ…Đình Khẩu”
Từ “Lão Hoa về đến nhà” đến “chằng chịt đắp cho con”
“Quán trà đã đông khách” đến “điên thật rồi”
Đoạn còn lại
c, Phương thức biểu đạt: Tự sự
d, Thể loại: Truyện ngắn.
e, Ý nghĩa nhan đề:
– Thuốc ở đây chính là chiếc bánh bao tẩm máu người mà lão Hoa đã mua về cho thằng Thuyên ăn để chữa bệnh lao. Nhan đề này có nhiều nghĩa:
– của Thuốc là nghĩa tường minh , chỉ phương thuốc chữa bệnh lao bằng chiếc bánh bao tẩm máu người. Đây là một phương thuốc mê tín lạc hậu.
của Thuốc là nghĩa hàm ẩn , đó là phương thuốc để chữa bệnh tinh thần: căn bệnh gia trưởng , căn bệnh u mê lạc hậu về mặt khoa học của người dân Trung Quốc.
của Thuốc , của chiếc bánh bao tẩm máu người là phương thuốc nhằm chữa căn bệnh u mê lạc hậu về mặt chính trị của người dân Trung Quốc và căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng Trung Quốc thời bấy giờ.
f, Giá trị nội dung
– Chủ đề tư tưởng của tác phẩm cũng chính là quan điểm sáng tác của Lỗ Tấn: ông đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại: Nhân dân thì “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt”, người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”.
g. Giá trị nghệ thuật
– Truyện có lối viết cô đọng, súc tích, giàu hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng: chiếc bánh bao tẩm máu người, vòng hoa trắng, con đường mòn,…
– Cách xây dựng nhân vật đặc biệt: Không đặt nhân vật cách mạng vào vị trí trung tâm mà đặt sau các nhân vật quần chúng, nhằm nhấn mạnh vào chủ đề tư tưởng: Thức tỉnh quần chúng.
– Cách kể chuyện theo ngôi thứ ba nhưng nhiều đoạn lại chuyển điểm nhìn sang trần thuật nhân vật làm cho truyện sinh động hơn.
1.Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người và ý nghĩa nhan đề truyện “Thuốc”
– Thuốc (chiếc bánh bao tẩm máu người) có nhiều tầng ý nghĩa:
– Thuốc chữa bệnh lao của những người dân u mê, lạc hậu (nghĩa đen)
– Đó không phải là thuốc chữa bệnh mà là thuốc độc, phải tìm một thứ thuốc khác.
– Đối với cách mạng Trung Quốc: Phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng.
2. Nhân vật đám đông
* Nhóm 1:
– Ông bà Hoa; mua bánh bao tẩm máu Hạ Du để chữa bệnh cho con.
– Mẹ Hạ Du: Cho con là giặc.
⇒ Ngu muội nhưng đáng thương
* Nhóm 2:
– Cả Khang- tên đao phủ: lấy máu Hạ Du tẩm bánh bao để bán.
– Lão Nghĩa- đề lao, mắt cá chép: lấy áo Hạ Du, đánh Hạ Du hai bạt tai.
– Cụ Ba Hạ: tố giác cháu để được lĩnh thưởng 20 lạng bạc trắng.
– Thanh niên 21 tuổi và một số người khác: cho Hạ Du là điên, là giặc.
⇒ Không chỉ dửng dưng, lạnh lùng, vô cảm, mê muội, lạc hậu, mà còn phản động.
Thái độ của tác giả: ghê tởm, chế giễu.
3. Hình tượng người cách mạng Hạ Du
– Là một thanh niên cách mạng sớm giác ngộ, có lí tưởng cách mạng rõ ràng: lật đổ ngai vàng, đánh đuổi ngoại tộc, giành lại độc lập.
– Dũng cảm, hiên ngang, xả thân vì nghĩa lớn nhưng lại rất cô đơn, không ai hiểu việc anh làm và không ai ủng hộ.
xa rời quần chúng nhân dân của những người làm cách mạng là căn bệnh cần chữa trị.
4. Vòng hoa trên mộ Hạ Du và niềm lạc quan của tác giả
– Câu hỏi của bà mẹ Hạ Du: Thế này là thế nào ? → vừa nói lên sự bàng hoàng sửng sốt, vừa ẩn giấu một niềm vui có người hiểu con mình và hàm chứa đòi hỏi phải có một câu trả lời.
– Vòng hoa tưởng niệm, bày tỏ sự cảm phục và nối bước người đã khuất.
5. Tính dân tộc và sắc thái mới mẻ của truyện
– Sự cô đọng, súc tích truyền thống Trung Hoa: Tả mà không tả, không tả mà tả.
– Sắc thái mới mẻ của truyện:
+ Tên tác phẩm, một sự chú ý nghệ thuật, một sự lựa chọn thâm thuý của tác giả. Thuốc chứa đựng nhiều lớp ý nghĩa.
+ Kết cấu tác phẩm: dung di, trầm lắng và sâu sắc.
+ Cốt truyện đơn giản: tìm thuốc, mua thuốc, uống thuốc.
+ Thời gian có sự vận động: mùa thu sang mùa xuân → lạc quan của tác giả vào tiền đồ cách mạng.
+ Không gian truyện dung dị, rất hiện thực: trầm lắng, tĩnh lặng, chất chứa nỗi niềm.