Thánh Gióng – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý


Thánh Gióng – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Thánh Gióng Ngữ văn lớp 6, bài học tác giả – tác phẩm Thánh Gióng trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

A. Nội dung tác phẩm Thánh Gióng

Tóm tắt truyện: Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà chưa có con và ao ước có một đứa con. Một hôm, đi làm đồng, bà nhìn thấy một vết chân to liền lấy chân ướm thử. Về nhà, bà có mang, sau mười hai tháng sinh ra một câu bé mặt mũi khôi ngô, tuấn tú. Nhưng đứa trẻ lên ba vẫn chưa biết nói, biết cười, đặt đâu thì nằm đấy khiến ông bà rất buồn. Lúc đó, giặc Ân sang xâm chiếm nước ta, nhà vua muốn tìm người tài cứu nước. Nghe thấy tiếng sứ giả, cậu bé Gióng cất tiếng nói và đòi gặp. Gióng đưa ra yêu cầu và sứ giả về tâu. Từ đó, Gióng lớn nhanh như thổi, ăn cơm mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vua. Hai vợ chồng nhờ hàng xóm giúp đỡ, ai cũng sẵn lòng vì họ mong Gióng đánh đuổi giặc. Thế giặc mạnh, sứ giả mang những vật Gióng yêu cầu. Gióng vươn vai thành tráng sĩ xông pha đánh giặc. Gióng đi đến đâu giặc tan đến đấy. Gióng đang đánh thì roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre bên đường đánh đuổi giặc đến núi Sóc. Gióng cởi bỏ áo giáp sắt một mình một ngựa bay lên trời. Vua nhớ ơn lập đền thờ và phong làm Phù Đổng Thiên Vương. Ngày nay, đền thờ ở làng Phù Đổng vẫn mở hội to và vẫn còn những chiến tích để lại như bụi tre đằng ngà, làng cháy…

Xem thêm:  Thuyết minh về cây tre ở quê em năm 2021

B. Tìm hiểu tác phẩm Thánh Gióng

1. Thể loại: Truyền thuyết

2. Bố cục: 4 phần:

– Phần 1: Từ đầu đến “nằm đấy”: Sự ra đời kì lạ của Gióng.

– Phần 2: Tiếp theo đến “cứu nước”: Gióng cất tiếng nói đòi đi đánh giặc và sự lớn lên kì lạ của Gióng.

– Phần 3: Tiếp theo đến “lên trời”: Gióng đánh giặc Ân và bay về trời.

– Phần 4: Phần còn lại: Nhân dân ghi nhớ công ơn Thánh Gióng.

3. Giá trị nội dung

– Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước.

– Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.

4. Giá trị nghệ thuật

– Sử dụng nhiều chi tiết tượng tượng kì ảo

C. Sơ đồ tư duy Thánh Gióng

Thánh Gióng

D. Đọc hiểu văn bản Thánh Gióng

1. Sự ra đời kì lạ của Gióng

– Hai vợ chồng già có tiếng là phúc đức nhưng chưa có con

– Bà vợ ra đồng nhìn thấy vết chân to ướm thử về nhà bà có mang

– Mười hai tháng sinh ra cậu bé khôi ngô, tuấn tú.

– Lên ba tuổi vẫn chưa biết nói, biết đi, đặt đâu thì nằm đấy.

=> Gióng ra đời khác thường để làm những việc phi thường.

Xem thêm:  Các dạng đề bài Vợ nhặt

2. Gióng cất tiếng nói và sự lớn lên kì lạ

– Nghe thấy tiếng của sứ giả Gióng cất tiếng nói đòi đi đánh giặc

– Gióng đòi những vật: ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt => Thể hiện thành tựu văn hóa, kĩ thuật.

=> Câu nói đòi đi đánh giặc của Gióng thể hiện ý thức, lòng yêu nước tiềm ẩn trong con người. Ý thức đánh giặc cứu nước tạo cho người anh hùng những khả năng, hành động khác thường. Gióng chính là hình ảnh của nhân dân khi tổ quốc cần.

– Sự lớn lên kì lạ của Gióng:

+ Gióng lớn nhanh như thổi: cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ

+ Gióng lớn lên nhờ cả làng góp gạo, ai cũng mong Gióng lên nhanh đã đánh đuổi giặc.

=> Gióng lớn lên bằng những thức ăn, đồ mặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng được nuôi dưỡng tư những cái bình thường, giản dị.

3. Gióng đánh giặc Ân và bay về trời.

– Thế giặc mạnh, đúng lúc sứ giả mang những vật Gióng yêu cầu.

– Gióng vươn vai thành tráng sĩ mình cao hơn trượng nhảy lên lưng ngựa phi ra đánh giặc

– Khi roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ bụi tre bên đường tiếp tục quật giặc.

– Kết quả: giặc chết như ngả dạ, giẫm đạp lên nhau mà chạy trốn.

=> Gióng hiện lên oai phong, lẫm liệt. Qua đó, tác giả dân gian muốn ca ngợi lòng yêu nước chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.

Xem thêm:  Dàn ý Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ năm 2021

– Gióng bay về trời: đánh giặc xong Gióng một mình môt ngựa bay về trời. Gióng đã trở về với cõi vô biên bất tử. => Hình tượng Gióng được bất tử hóa và hóa thân vào non nước, đất trời.

=> Thể hiện thái độ ca ngợi, tôn trọng của nhân dân ta với người anh hùng có công lao chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước.

4. Nhân dân ghi nhớ công ơn Gióng

– Nhà vua ghi nhớ công ơn phong làm Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ tại quê nhà.

– Hàng năm vẫn mở hội to để tưởng nhớ người anh hùng.

– Hiện nay, vẫn còn những dấu tích: bụi tre đằng ngà, những vết chân ngựa, làng cháy…

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu