/tmp/iklog.jpg
Nội dung bài viết
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Tam đại con gà Ngữ văn lớp 10, bài học tác giả – tác phẩm Tam đại con gà trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
Xưa có anh học trò học hành dốt nát nhưng lại hay khoe chữ, có người đón về dạy trẻ. Một hôm, dạy đến chữ “kê”, học trò hỏi mà không biết, đánh nói liều: “Dủ dỉ là con dù dì”. Thầy sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, dặn học trò đọc khẽ và đến bàn thờ thổ công xin ba đài âm dương. Xin ba đài được cả ba, thầy lấy làm đắc chí, hôm sau bảo trẻ đọc to lên. Người bố nghe được, phát hiện ra, thầy liền chống chế bằng cách lí sự cùn: dạy thế là để biết đến tam đại con gà.
1. Thể loại
a. Khái niệm: Truyện cười là những truyện dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc, hành vi trái tự nhiên của con người, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí và phê phán xã hội.
b. Đặc điểm
– Truyện cười thường khai thác những mâu thuẫn trái tự nhiên những hành động kệch cỡm, rởm đời hay dốt nát trong cuộc sống.
– Truyện thường ngắn nhưng chặt chẽ, ít các chi tiết rườm rà, mâu thuẫn phát triển nhanh và kết thúc bất ngờ.
– Truyện cười mang ý nghĩa giải trí và giáo dục.
– Ngoài tiếng cười, nó tập trung phê phán những thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân, vì thế mới có ý kiến cho rằng, truyện cười không chỉ là sản phẩm của óc khôi hài mà còn là một thứ vũ khí đấu tranh đắc dụng của nhân dân ta.
c. Phân loại
– Truyện khôi hài chủ yếu nhằm mục đích giải trí (tuy nhiên vẫn bao hàm giá trị giáo dục).
– Truyện trào phúng được sáng tác với mục đích phê phán. Đối tượng phê phán phần lớn là các nhân vật thuộc tầng lớp trên trong xã hội nông thôn Việt Nam xưa (như: bọn quan lại bất tài, tham nhũng…). Cũng có khá nhiều truyện cười phê phán thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân.
2. Tác phẩm
a. Thể loại: Truyện cười trào phúng.
b. Phương thức biểu đạt: Tự sự.
c. Đối tượng phê phán: Thầy đồ dốt.
d. Giá trị nội dung: Cái dốt không che đậy được, càng giấu càng lộ ra, càng làm trò cười cho thiên hạ.
e. Giá trị nghệ thuật: Nghệ thuật gây cười của truyện được khai thác từ mâu thuẫn trái tự nhiên được thể hiện trong câu chuyện.
a. Mâu thuẫn gây cười
– Mâu thuẫn gây cười trong câu chuyện: Giữa sự dốt và nghề dạy học của thầy đồ vốn xuất thân là anh học trò dốt.
– Mâu thuẫn được thể hiện qua hai sự việc:
+ Thầy đồ đi dạy học trò nhưng bản thân không có đủ kiến thức, khả năng dạy.
+ Khi bị người nhà phát hiện thì ra sức “dấu dốt” bằng “lí sự cùn”.
b. Thủ pháp gây cười
– Chủ yếu là thủ pháp tăng tiến để nhân vật tự bộc lộ mình:
+ Lần thứ nhất, chữ “kê là gà”, thầy không nhận ra mặt chữ, học trò hỏi dồn, thầy nói liều “dủ dỉ là con dù dì” đâu phải là chữ Hán. Anh học trò vừa thiếu kiến thức sách vở vừa thiếu kiến thức thực tế.
+ Lần thứ hai, ta cười vì anh ta rất cẩn trọng trong việc giấu dốt: Bảo học trò đọc khẽ.
+ Lần thứ ba, ta cười khi thầy tìm đến thổ công mà cả thánh thần thiêng liêng cũng dốt.
+ Lần thứ tư, cái dốt được khuếch đại bằng cuộc chạm trán với chủ nhà. → Cái dốt nọ lồng vào cái dốt kia, vẫn cố chèo chống cái dốt.
c. Ý nghĩa
– Phê phán thói dốt nát và sĩ diện hão của những ông thầy đồ ngày xưa.
– Nhắc nhở, cảnh tỉnh những kẻ dốt nát và sĩ diện hão. Từ đó, khuyên răn mọi người đừng giấu dốt, hãy mạnh dạn học hỏi không ngừng.