Tả một ngôi chùa ở quê hương em năm 2021


Tả một ngôi chùa ở quê hương em năm 2021

Bài văn mẫu Tả một ngôi chùa ở quê hương em lớp 5 được chọn lọc, tổng hợp từ những bài viết tập làm văn của học sinh lớp 5 trên cả nước. Hi vọng với bài văn mẫu này, các em sẽ biết cách triển khai ý, tích lũy thêm vốn từ để viết bài văn Tả một ngôi chùa ở quê hương em hay.

Đề bài: Tả một ngôi chùa ở quê hương em.

Dàn ý Tả một ngôi chùa ở quê hương em

1. Mở bài: Giới thiệu chung:

– Cảnh em định tả là cảnh gì? ở đâu? (Chùa Hương thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Nội).

– Em đến thăm vào thời gian nào? (Cách đây hơn một năm, vào dịp chùa mở hội).

2. Thân bài: Tả cảnh (từ ngoài vào trong, từ thấp lên cao):

– Chùa Hương nằm trong dãy núi đá vôi Hương Sơn.

– Du khách muốn vào chùa phải đi đò dọc từ bến Đục, trên suối Yến.

– Đặt chân lên đền Trình, bắt đầu leo núi.

– Các ngôi chùa cổ dựng rải rác trên núi cao, đường lên gập ghềnh, khúc khuỷu.

– Du khách rất đông, hành hương lễ Phật cầu may và thưởng ngoạn phong cảnh tuyệt đẹp của Hương Sơn.

– Động Hương Tích có nhiều nhũ đá lấp lánh, đủ mọi hình thù rất đẹp.

– Từ trên cao nhìn xuống, bầu trời, mặt đất thu gọn trong tầm mắt.

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em:

– Chùa Hương là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của nước ta.

– Cảnh đẹp làm say lòng du khách.

– Em tạm biệt chùa Hương mà lòng lưu luyến, hẹn ngày gặp lại.

Văn mẫu 5 | Tập làm văn lớp 5

Tả một ngôi chùa ở quê hương em – Chùa Thiên Mụ

Huế có tất cả 99 ngôi chùa; nhiều chùa được nhắc đến trong dân ca; tô điểm cho Huế “đẹp và thơ”:

“Đông Ba, Gia Hội hai cầu,

Có chùa Diệu Đế bốn lầu hai chuông”.

Nhưng đẹp nhất, cổ kính nhất, kì vĩ nhất là chùa Thiên Mụ. Chùa được xây dựng trên Thiên Mụ Sơn (núi Bà Trời) từ đầu thế kỉ XVII, sau đó được trùng tu nhiều lần. Đứng trên cầu Tràng Tiền, du khách nhìn thấy tháp Phước Duyên hình bát giác, bảy tầng, cao 22 mét vút lên giữa trời xanh. Chuông chùa Thiên Mụ được đúc vào năm 1710 nặng trên 3 tấn; tiếng chuông ngân buông vào lúc sáng sớm, lúc hoàng hôn làm cho bài thơ tình xứ Huế thêm diễm lệ.

Xem thêm:  Soạn bài Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân Ngữ văn lớp 6

Nhớ đến thăm vườn chùa, nhiều loài hoa đẹp và quý bao bọc lấy những bia đá cẩm thạch dựng trên lưng rùa đồ sộ, được chạm trổ tinh vi. Và còn có hàng trăm, hàng nghìn pho tượng bằng đồng, bằng gỗ mít sơn son thiếp vàng bày đặt trong các điện Đại Hùng, Địa Tạng, Quan Âm,…

Chùa Thiên Mụ đã soi bóng xuống Hương Giang hơn 400 năm. Nhưng chùa xưa ngày một thêm huy hoàng, tráng lệ.

Tả một ngôi chùa ở quê hương em – Chùa Bái Đính

Nếu tới Tràng An ta đắm chìm trong vẻ đẹp nguyên sơ của cảnh sông nước thì đến khu du lịch văn hóa Bái Đính, ta lại chứng kiến vẻ trang nghiêm của tượng đài, chùa chiền. Bái Đính được coi là quần thể ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á có lẽ không chỉ bởi diện tích rộng lớn mà còn bởi kiến trúc tinh tế, kĩ xảo.

Dọc dãy hành lang, năm trăm bức tượng vị la hán tạc bằng đá mỗi người một tư thế tạo ấn tượng mạnh mẽ với du khách. Tới điện Pháp Chủ, điện Tam Thế, bao trùm lên không gian là sự tĩnh lặng, trang nghiêm. Ai cũng thành tâm lễ bái để tâm hồn được thảnh thơi, cầu bình an, may mắn. Nơi đây được coi là quần thể ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á. Ngắm nhìn bức tượng Phật bằng đồng dát vàng, bức tượng Di Lặc bằng đồng, ta mới thấy được nghệ thuật thuần Việt qua đó thể hiện sự coi trọng văn hóa tín ngưỡng của dân tộc ta.

Điện Quan Âm, được làm bằng gỗ thiết- loại gỗ quý. Điện Quan Âm gồm 7 gian với gian giữa của điện đặt tư­ợng Quan Âm Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt để thể hiện sự bao quát cứu vớt và phổ độ chúng sinh của Phật bà trên thế gian. Tượng Phật bà đúc bằng đồng nặng 80 tấn, cao 9.57 mét. Tòa bảo tháp ở Chùa Bái Đính hiện đang trưng bày xá lợi Phật linh thiêng từ Ấn Độ và Miến Điện. Trần bảo tháp được thiết kế theo phong cách Ấn Độ huyền bí thu hút khách thập phương. Hàng nghìn bức tượng nhỏ được đặt trang trí quanh bảo tháp tạo thành thế vững trãi, uy nghi. Với ưu thế của một quần thể chùa rộng, lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội lớn, thu hút đông du khách tham gia nhất là lễ hội xuân.

Cụm di sản văn hóa thiên nhiên Tràng An, Bái Đính được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới với thiên nhiên hùng vĩ tráng lệ vừa hoang sơ, bí ẩn vừa thơ mộng cùng dòng nước uốn quanh các hang động.

Hay lắm đó

Tả một ngôi chùa ở quê hương em – Chùa Một Cột

Ai đã từng đến thăm một lần thì khó có thể quên được vẻ đẹp của chùa Một Cột. Nằm giữa một hồ sen, chùa giống như một bông sen quý nhất đang toả hương. Những cây đại đứng cạnh chùa như tô điểm thêm không gian cổ kính.

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học em yêu thích nhất năm 2021

Mái chùa cong với nhiều đường nét tinh tế. Chùa ngự mình trên những thanh gỗ chắc chắn và có lẽ đã rất nhiều năm tuổi. Thân chùa là một cái cột rất lớn, màu nâu trầm tĩnh. Những bậc thang lên chùa đã bạc màu vì sương gió.

Mấy chậu hoa hai bên lối vào chúa đứng lặng lẽ như những chàng lính chăm chỉ canh gác ngày đêm. Vào những ngày hè, khi ánh nắng vàng chiếu xuống chùa Một Cột sáng rực lên như nụ sen hồng nở tung mình khoe sắc vẻ đẹp ấy thật cổ kính và thiêng liêng.

Tả một ngôi chùa ở quê hương em – Chùa Làng

Tôi cũng như bao người khác đều có một ký ức tuổi thơ về quê hương, làng xóm. Trong đó ký ức của tôi về sinh hoạt và vui chơi ở nơi ngôi chùa Làng, cho đến giờ tôi vẫn không thể nào quên.

Đó là ngôi chùa của Làng, ngôi chùa tương đối cổ kính, không biết được xây dựng từ khi nào nhưng khi tôi lớn lên là ngôi chùa đã hiện diện và cổ kính rồi, tôi được biết theo “Địa phương ký làng Sơn Tùng” của tác giả chú Văn Hữu Tuất thì ngôi chùa làng đầu tiên được thành lập rất sớm vào khoảng năm 1754 (Giáp Tuất) do Ngài Tin Đức Bá Đoàn Phúc Hòa Vệ Long Võ cùng bà con dân làng trùng tu xây dựng.

Những năm gần đây, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp cùng với kinh tế của nhân dân trong làng có phần cải thiện nên phong trào tham gia tự nguyện cúng dường, đóng góp công, sức, tiền của để sửa chữa, tô quét lại ngôi chùa và vật kiến trúc của chùa ngày càng khang trang và đẹp đẽ, đặc biệt là tượng đá “ Phật Quan Âm Bồ Tát” do đệ tử Đoàn Mai Lương cúng dường được dựng ngay trước sân chùa..

Sau bao nhiêu năm tôi xa cách ngôi chùa, những lần về thăm quê, tôi đều đến thăm, viếng ngôi chùa thân thương ở làng, khi đó bao nhiêu kỷ niệm tuổi thơ ấu của tôi hiện ra, làm cho tôi cảm xúc dâng trào, khó tả nổi, chỉ biết ngậm ngùi, thương nhớ và đầy lưu luyến. Đây là tâm trạng của tôi cũng như bao bao nhiêu người con xa quê hương khi nghĩ về quê hương, nơi có ngôi chùa làng thân thương.

Tả một ngôi chùa ở quê hương em – Chùa Hương

Chuyến đi thăm chùa Hương cùng với ông bà, cha mẹ cách đây đã hơn một năm nhưng em vẫn nhớ như in vẻ đẹp thần tiên của phong cảnh Hương Sơn.

Mùng sáu tháng Giêng, chùa Hương bắt đầu mở hội. Du khách từ khắp miền đất nước nườm nượp đổ về đây để lễ Phật và thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên sơn thủy hữu tình hiếm có. Hương Sơn quả là một kì quan mà Tạo hóa đã hào phóng ban tặng cho con người.

Xem thêm:  Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa năm 2021

Ngồi trên con đò xuôi bến Đục, em khoan khoái đưa tay khoát nước. Nước suối Yến mát lạnh. Thỉnh thoảng, một chú chim bói cá màu xanh cánh trả cụp cánh lao vút như một mũi tên xuống dòng nước trong văn vắt, nhìn thấy rõ rong rêu mọc ven bờ. Trước mắt em là dãy núi tím biếc trập trùng, ẩn hiện trong màn sương lãng đãng. Những con đò nối đuôi nhau chở du khách vào đền Trình dưới chân núi.

Đường lên chùa gập ghềnh, quanh co và khá dốc nhưng hầu như không ai thấy mệt. Các cụ bà đầu đội khăn, mặc áo dài nâu, quần thâm, cổ đeo tràng hạt, tay chống gậy vừa đi vừa niệm Nam mô, bước chân vẫn dẻo dai, chẳng kém thanh niên.

Em theo ông bà, cha mẹ đi từ chùa Ngoài vào chùa Trong, thăm chùa Giải Oan, lên tới chùa Thiên Trù… Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, trầm mặc trong khói hương nghi ngút. Không khí lễ hội vừa náo nhiệt lại vừa thành kính, thiêng liêng. Đến đây, mọi người đều có chung cảm giác là trút bỏ được những phiền lụy của cuộc sống đời thường, tâm hồn lâng lâng, thanh thản.

Dòng người nối đuôi nhau trên những con đường hẹp, đi theo vách đá. Tiếng suối róc rách văng vẳng đâu đây hòa với tiếng mõ, tiếng chuông ngân nga trong khoảng không êm đềm, tĩnh lặng. Lúc mỏi chân, du khách tạt vào quán lá, uống một bát nước lão mai lại thấy khỏe khoắn hẳn ra, vui vẻ tiếp tục cuộc hành trình.

Động Hương Tích được mệnh danh là Nam thiên đệ nhất động.

Lên đến đây, từ trên cao nhìn xuống, cả bầu trời, mặt đất thu gọn trong tầm mắt. Ruộng nương trông bé như bàn tay. Rừng mơ, rừng mận nở hoa trắng xóa cả vùng đồi núi xung quanh.

Động ăn sâu trong lòng núi, trông giống như một chiếc hàm rồng khổng lồ. Lòng động phẳng và rộng, có thể chứa mấy trăm người. Ánh đèn, ánh nến lung linh, những nhũ đá, cột đá muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cầu vồng. Nào hòn Cậu, hòn Cô, nào nong tằm, né kén, nào cây bạc, cây vàng… Khách hành hương lầm rầm cầu nguyện, mong một cuộc sống bình an, no đủ và hạnh phúc.

Hai ngày liền mới thăm hết được phong cảnh Hương Sơn. Lúc lên xe ra về em ngoái đầu lại lưu luyến ngắm nhìn. Xa xa, nơi những dãy núi trập trùng, sương bốc lên mù mù như khói tỏa. Khung cảnh đẹp như trong mơ, làm say lòng biết bao du khách.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu