/tmp/lkphe.jpg Tả một cảnh đáng nhớ trong chuyến về thăm quê em năm 2021 - Giáo dục trung học Đồng Nai

Tả một cảnh đáng nhớ trong chuyến về thăm quê em năm 2021


Tả một cảnh đáng nhớ trong chuyến về thăm quê em năm 2021

Bài văn mẫu Tả một cảnh đáng nhớ trong chuyến về thăm quê em lớp 5 được chọn lọc, tổng hợp từ những bài viết tập làm văn của học sinh lớp 5 trên cả nước. Hi vọng với bài văn mẫu này, các em sẽ biết cách triển khai ý, tích lũy thêm vốn từ để viết bài văn Tả một cảnh đáng nhớ trong chuyến về thăm quê em hay.

Đề bài: Tả một cảnh đáng nhớ trong chuyến về thăm quê em.

Dàn ý Tả một cảnh đáng nhớ trong chuyến về thăm quê em

1. Mở bài

– Giới thiệu vài nét về chuyến thăm quê đó của em: Vào dịp nào?, Đi cùng ai?, Đó là quê nội hay quê ngoại?

– Nêu cảm xúc, suy nghĩ khái quát của bản thân về chuyến đi đó.

2. Thân bài

– Kể về tâm trạng, cảm xúc của em trước chuyến đi, trên xe, khi xuống xe.

– Kể những điều em được tận mắt chứng kiến về những thay đổi về quang cảnh của quê hương.

– Kể lại cảnh đi thăm mộ tổ tiên; gặp gỡ người thân, họ hàng, làng xóm.

– Kể về những hoạt động của em trong những ngày về thăm quê.

– Kể lại những cảm xúc lúc chia tay người thân, trở về thành phố…

3. Kết bài

– Nêu suy nghĩ, tình cảm của em đối với chuyến thăm quê đó.

Văn mẫu 5 | Tập làm văn lớp 5

Tả một cảnh đáng nhớ trong chuyến về thăm quê em – mẫu 1

Tuổi thơ của tôi gắn liền với thành phố sầm uất, với những khu nhà cao tầng và những con đường nườm nượp người qua lại. Vì thế, mỗi lần nghỉ hè được về quê với tôi thật hạnh phúc. Năm ngoái, tôi được học sinh giỏi nên bố mẹ cho về quê chơi một tháng với ông bà.

Đường về quê xa lắc, xa lơ. Tôi nhớ mãi câu nói ấy của Dế Mèn khi trở về nhà thăm mẹ và các anh. Mèn đã không quản ngại khó khăn mà thấy vui khi được trở về với quê hương của mình. Tôi lúc này cũng hăng hái như chàng Mèn vậy. Dù đi xa nhưng tôi cũng không thấy mệt, chỉ thấy háo hức mà thôi.

Về quê, tôi được sống trong một không gian trong lành, sảng khoái, khác hẳn nơi phố phường chật hẹp. Tôi về thăm, ông bà vui lắm. Ông bà rất thương tôi, đứa cháu nhỏ xa xôi không thường xuyên chăm sóc. Vì thế, tôi được ông bà rất cưng chiều. Ở quê không chỉ có ông bà tôi mà còn rất nhiều các chú, các cô của tôi nữa. Vừa về nhà, mấy đứa em họ tôi chạy sang kéo đi chơi. Đến đâu chúng nó cũng nhanh nhảu giới thiệu tôi là con gái bác ở ngoài Hà Nội làm tôi ngượng lắm. Tôi đến nhà các chú, các cô chào mọi người, ai cũng khen tôi lớn hơn trước và xinh xắn hơn. Những người dân quê thật thà lắm, sống giản dị và rất chân thành.

Những ngày ở quê, ngày nào tôi cũng được các em lập cho một kế hoạch hấp dẫn. Sáng sáng, tôi cùng các em đi cất vó tôm. Những con tôm trong chiếc giỏ nhảy lách tách. Buổi trưa trốn ngủ, chúng tôi vào vườn chơi, chơi ô ăn quan, chơi chuyền hay trốn tìm. Chiều đến, tôi cùng các em ra bờ đê lộng gió. Chiều, gió thổi mát rượi. Mấy chú trâu, chú bò nhởn nhơ gặm cỏ. Cảnh vật thanh bình biết bao. Chúng tôi cùng tổ chức thi thả diều. Những con diều nhiều màu sắc bay liệng trên không trung, chao đi chao lại thật thích. Tôi ước mình như con diều kia để có thể bay về quê nhà bất cứ lúc nào. Bên cạnh, diều của các bạn cũng bay cao không kém. Các bạn ấy còn hướng dẫn tôi cách làm diều nữa. Tuy đơn giản thôi nhưng rất cần kiên trì, chịu khó.
Tôi nhớ nhất là những hôm mưa được nghịch nước. Hôm đó, có cơn mưa rào rất to, kéo dài suốt mấy giờ đồng hồ. Bọn trẻ con trong xóm thấy mưa chạy ra lội bì bõm. Tôi ở trong nhà nhìn mưa, thấy như một tấm màn trắng giăng khắp không gian. Tạnh mưa, chúng tôi chạy ngay ra đồng bắt tôm, bắt tép. Nhưng muốn sang bên đồng phải đi qua cây cầu nhỏ. Tôi vốn không quen nên sợ chẳng dám bước qua. Bạn bè cổ vũ mãi, tôi liều lĩnh bước đi. Bỗng “ùm”, tôi sảy chân ngã nhào xuống con kênh phía dưới. Bọn trẻ kéo tôi lên. Chúng nó cười ầm ĩ. Mặc cho áo quần ướt, tôi cùng chúng rong ruổi khắp cánh đồng. Đâu đâu cũng xúc được tôm tép. Cảm giác lần đầu bắt được những con cá, con cua nhỏ xíu tôi rất vui sướng, như chính mình là người lao động thực thụ. Bỗng “oạch”, tôi lại bị ngã. Do đường đất trơn quá mà tôi lại bị té. Lũ trẻ con lại khúc khích cười. Chúng nói rằng, đây mới chính là con ếch to nhất của buổi đi “săn” này. Còn tôi, quần áo lấm lem, ngượng chín mặt…

Một tháng hè trôi qua thật nhanh chóng. Đã đến lúc tôi phải trở về thành phố, lại học thêm văn toán và âm nhạc… Bố mẹ về đón mà tự dưng tôi không muốn đi nữa, thấy nuối tiếc một cái gì, như khi phải xa một thứ mình yêu quí… Các cô, các chú tôi gửi cho bao nhiêu là quà. Các em tôi đứa nào cũng nắm tay giữ lại, những bạn hàng xóm cũng sang chia tay. Chúng còn tặng tôi rất nhiều quà nữa. Những món quà ấy tôi vẫn giữ đến tận bây giờ.

Xem thêm:  Soạn bài Tìm hiểu chung về văn bản hành chính ngắn nhất

“Quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày….” Những câu thơ thân thương ấy mỗi lần vang lên tôi lại thấy nhớ ông bà, nhớ lần về quê với bao kỉ niệm. Và lúc đó, tôi ước mình là một cánh diều để bay ngay về với quê hương.

Tả một cảnh đáng nhớ trong chuyến về thăm quê em – mẫu 2

“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Còn về rợp bóng vàng bay”

Mới ngày nào đó mà tôi đã xa quê được gần bảy năm rồi, hồi đó còn nhỏ, tôi cũng chẳng có quá nhiều ấn tượng về quê mình. Tôi theo ba mẹ lên thành phố lập nghiệp và sinh sống. Bảy năm ròng tôi chưa có cơ hội về quê vì kinh tế gia đình chưa ổn định. Năm nay, cả gia đình quyết định về quê đón tết cùng ông bà.

Hôm đó, sau khi chuẩn bị quà bánh cho bà con ở quê, chúng tôi lên xe về quê. Trên đường về, tâm trạng nao nức và chờ đợi khôn tả. Gần tới quê hương mình, tôi bất ngờ với sự thay đổi của quê hương. Trong đầu óc non nớt của tôi hồi ấy là những con đường gập ghềnh sỏi, có những ổ gà, ổ voi to đùng, vậy mà giờ đã đổi khác. Thay thế vào đó là những con đường được đổ bê tông, rộng và thẳng tắp. Cạn ngày tết nên con đường được treo cờ quốc kỳ đỏ rực. Những ngôi nhà của thôn xóm dần mọc lên đầy khẳng trang. Dù có nhiều thay đổi nhưng hồn quê vẫn vậy. Vẫn là những cánh đồng xa tít tắp xanh xanh, bóng từng đàn cò trắng chao nghiêng thật thanh bình. Những chú bê con theo bò mẹ thong thả gặm chồi non của cỏ cây trên sườn đê, ánh mặt trời dần buông xuống tạo nên khung cảnh chiều hoàng hôn trên quê hương thật thanh bình.

Tới nhà ngoại, chúng tôi được mọi người ra chào đón thật nồng nhiệt, ai cũng mừng tủi, hạnh phúc vỡ oà khi được gặp lại nhau. Bóng ngoại đã già và gầy đi rất nhiều khiến tôi thương vô cùng, mái tóc ngoại bạc đã hơn phân nửa, đôi bàn tay nhăn nheo bởi tuổi giả. Hình ảnh ngoại lúc ấy khiến tôi xúc động vô cùng. Ngoại nhìn tôi rồi bảo: ” Nhanh hén, mới ngày mô răng nhỏ tí mà chừ cái Lan nó lớn đến như ri rồi hè”. Rồi mọi người vào chuẩn bị bữa ăn cho bữa tiệc gặp mặt tối này, ai cũng phấn khởi hỏi thăm nhau công việc, cuộc sống thời gian qua. Sau khi bữa tiệc kết thúc, mẹ gửi mọi người những món quà nhỏ của người xa quê trở về.

Vì đi xe mệt nên tôi đi ngủ khá sớm, tôi được nằm cùng với ngoại. Được nằm trong vòng tay và sự ấm áp của ngoại tôi thấy hạnh phúc lắm. Lâu lắm rồi mới được nghe lại giọng ngoại, được nghe những câu chuyện kể ngày xưa và được nằm trên chiếc giường chiếu cói năm nào. Thời gian dẫu có đổi thay thì tình người vẫn còn đó, vẫn ở lại mãi bên ta mà thôi.

Buổi sáng ngày hôm sau, tôi được cùng bà mẹ dạo quanh xóm, bầu không khí thật trong lành khác xa với những khói bụi thị thành. Mỗi vườn nhà đều có những khoảnh rau xanh ngát được tạo nên từ bàn tay chăm sóc của người nông dân. Sương đọng trên nhành lá cùng tiếng chim hót chào ngày mới khiến khung cảnh càng thì vị vô cùng. Một vài cô bác đã dậy đi chợ tết từ sớm, tranh thủ bán mớ rau, bó hoa kiếm ít tiền để tiêu tết. Chợ quê thì lúc nào cũng đông vui, kẻ mua người bán tấp nập, gần tết nên nhiều mặt hàng được bày bán, nhiều nhất có lẽ là bánh kẹo và áo quần trẻ em.

Rồi những ngày tết ở quê là vui nhất. Tôi cùng lũ bạn trong xóm được diện quần áo mới đi mừng tết và nhận lì xì tiền mọi người. Bố mẹ tôi cũng đi chúc tết bà con xóm giềng trong niềm vui và sự phấn chấn.

Thế đấy, một chuyến về quê của tôi thật vui vẻ và đầm ấm. Xa quê mà lòng tôi tiếc nuối vô cùng, ước gì có thêm nhiều thời gian nữa để được lại quê hương mình.

Hay lắm đó

Tả một cảnh đáng nhớ trong chuyến về thăm quê em – mẫu 3

Mỗi dịp nghỉ lễ đối với em vô cùng ý nghĩa, đó không chỉ là khoảng thời gian em có thể nghỉ ngơi, cùng gia đình tận hưởng kì nghỉ sau những ngày học tập, làm việc căng thẳng mà đó còn ý nghĩa hơn nữa bởi mỗi dịp nghỉ lễ em sẽ cùng bố mẹ về thăm quê, thăm ông bà. Hoàn cảnh làm việc và công tác xa nhà khiến cho em và bố mẹ không thường xuyên về quê thăm ông bà được, vì vậy mà những ngày nghỉ trở về quê hương em đều vô cùng trân trọng. Chuyến về thăm quê ý nghĩa nhất đối với em đó chính là dịp về quê nhân dịp tết.

Sau một năm học tập đầy căng thẳng, đến dịp lễ tết Nguyên Đán, nhà trường cho học sinh nghỉ lễ trong vòng mười lăm ngày. Em thấy vui vẻ và hạnh phúc lắm bởi dịp tết nguyên đán chính là ngày lễ đặc biệt nhất trong năm. Và sẽ còn hạnh phúc hơn nữa khi em và gia đình mình sẽ được đón tết bên ông bà. Đó sẽ là cái tết sum vầy đầy ấm cúng, hạnh phúc. Bố mẹ em được nghỉ muộn hơn em nên phải đến ngày hai mươi sáu tết âm lịch thì gia đình em mới bắt đầu về quê đón tết.

Trên đường đi em đã vô cùng háo hức, hân hoan, đan xen chút hồi hộp, bởi chỉ một chút nữa thôi em sẽ được tự do chạy nhảy trên con đường làng thân quen, được gặp ông bà sau một thời gian dài xa cách. Tuy đây không phải lần đầu tiên em được về quê nhưng lần nào cảm xúc cũng dạt dào, hân hoan như thế. Kể từ dịp nghỉ hè bảy tháng trước thì em chưa có dịp về quê thăm ông bà, vì vậy mà nỗi háo hức, mong chờ càng to lớn hơn nữa. Em liên tục nhìn ra ngoài cửa sổ, mong cho xe nhanh nhanh chạy đến để em có thể trở về quê hương đầy yêu dấu của mình.

Xem thêm:  Tả đồ vật mà em yêu thích năm 2021

Sau hơn hai tiếng chạy xe đường dài, cuối cùng con đường đê cũng hiện ra trước mắt của em, em vội vàng gọi bố mẹ cùng sướng, niềm vui như vỡ òa khi vừa đặt chân xuống thì em bắt gặp ánh mắt hiền từ, trìu mến của ông. Nghe tin gia đình em hôm nay sẽ về nên ông nội đã ra đón từ rất sớm, ông ngồi bên quán nước của bà Hoa, khi thấy xe dừng thì lại gần đón con, đón cháu. Em vui sướng gọi to tên ông:

“Ông ơi, con về rồi. Con nhớ ông lắm” Em ôm chầm lấy ông, ông bế em lên, miệng cười đầy nhân hậu.

“Cái Bống của ông về rồi, lớn quá ông sắp không bế được rồi” Em vui mừng và hạnh phúc lắm, vòng tay của ông bao giờ cũng ấm áp như vậy, yên bình như vậy. Sau khi chào hỏi thì ông nội dắt tay em, cùng bố mẹ đi về nhà.

Trên đường về nhà em bắt gặp rất nhiều hình ảnh thân quen, là con đường làng quen thuộc, là những bầy trâu thả ven đê, là những người bạn đang ngồi trên lưng trâu thổi sáo, thả diều. Nhìn thấy em các bạn gọi tên đầy vui vẻ, không khí ngày tết ở làng quê thật ấm áp, nếu như thành phố có cái ồn ào, tấp nập thì ở những vùng quê lại yên bình, thấm đượm tình người, những cành đào khoe sắc được các bác, các chú mang về nhà bày biện ngày tết mới thật rực rỡ làm sao.

Về đến nhà, nghe tiếng em từ ngoài cổng, bà nội đã vội ra đón, nhiều tháng không gặp, bà nội vẫn vậy, ánh mắt vẫn hiền từ, nụ cười vẫn ấm áp như vậy. Bà đang rửa lá dong ở sân giếng, em đã cùng bà rửa cẩn thận từng chiếc lá dong xanh ngắt, để cho những chiếc lá không bị dập nát, như vậy gói bánh chưng mới thơm, ngon. Những công việc giản dị nhưng khi được làm với những người mà ta thương yêu thì ý nghĩa hơn rất nhiều. Sau khi rửa sạch, em lại giúp bà lau khô từng chiếc lá, sau đó mang lên trên mái hiên để ông nội gói bánh.

Ông nội vô cùng khéo tay, việc gì ông cũng có thể làm được, em luôn có suy nghĩ ông là người tài giỏi nhất trên đời. Những chiếc lá dong được ông gấp khéo léo để cho gạo, đỗ, thịt lợn vào gói bánh, những chiếc bánh vuông vức, xanh ngắt được buộc bằng những sợi lạt dẻo dai trông thật đẹp mắt. Bánh chưng là món bánh truyền thống của đất nước ta, đối với những vùng quê như quê em thì những chiếc bánh chưng không chỉ là biểu tượng của ngày tết mà còn là biểu tượng của sự sum vầy. Bởi những người thân sẽ cùng nhau làm ra những chiếc bánh thơm ngon, đêm giao thừa sẽ ngồi bên bếp lửa luộc bánh, tâm sự những chuyện đã qua, cùng nhau vui vẻ đón một năm mới lại về.

Chuyến về thăm quê của gia đình em dịp tết Nguyên đán này vô cùng ý nghĩa bởi chính sự hạnh phúc, niềm vui của sum vầy. Đây là dịp để cả gia đình em được quây quần hạnh phúc bên nhau, cùng đón năm mới về biết bao nhiêu hi vọng tốt đẹp về một cuộc sống bình an, vui vẻ. Đón tết bên ông bà, người thân làm cho niềm vui năm mới nhân lên gấp bội, em sẽ mãi trân trọng những khoảnh khắc hạnh phúc như thế này.

Tả một cảnh đáng nhớ trong chuyến về thăm quê em – mẫu 4

Hồi đầu năm học, bố em có hứa rằng nếu em đạt danh hiệu Học sinh giỏi thì đến hè bố sẽ cho về thăm quê. Em đã cố gắng phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi và bố em đã thực hiện lời hứa của mình.

Vào một buổi sáng đẹp trời, hai bố con em dậy từ rất sớm, chuẩn bị kĩ càng cho chuyến đi. Chiếc Honda được lau chùi sạch sẽ và đổ đầy xăng. Túi quà biếu ông bà nội mà mẹ em sắp sẵn từ tối hôm qua cũng đã được chằng buộc kĩ càng. Mẹ tiễn hai bố con ra cổng rồi nắm tay em dặn:

– Con thưa với ông bà là mẹ gửi lời kính thăm ông bà nhé! Chúc hai bố con một chuyến đi vui vẻ!

Chiếc xe máy như con tuấn mã nhẹ nhàng lao đi trên con đường trải nhựa phẳng phiu, rộng rãi. Cây cối, nhà cửa hai bên đường vùn vụt lùi lại phía sau. Gió sớm lồng lộng thổi làm cho tâm trạng em thêm náo nức. Hai tay ôm chặt lấy lưng bố, em vui vẻ cất tiếng hát:

Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay …

Quê nội em ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, vùng đất nổi tiếng với hội Lim, với các làn điệu dân ca quan họ ngọt ngào, với tranh Đông Hồ nức tiếng gần xa. Bố em đã được sinh ra và lớn lên ở ngôi làng cổ ven sông Đuống. Xa quê, bố hay nhắc đến những kỉ niệm thời thơ ấu gắn liền với cây đa, bến nước, mái đình, …

Rong ruổi độ hơn một tiếng đồng hồ, hai bố con em về tới cổng làng. Một đoàn người tay liềm tay hái, vai quảy gánh đang ra đồng gặt lúa. Bố con em cất tiếng chào, bao nhiêu tiếng bà con tíu tít đáp lại. Lòng em ấm áp hẳn lên bởi tình cảm quê hương thân thiết.

Nhà ông nội kia rồi! Năm gian nhà ngói giữa một vườn cây trái sum suê. Hàng cau cao vút trồng dọc lối vào đeo những buồng sai quả. Giàn trầu bên giếng nước vẫn xanh tươi như trước. Dưới gốc cam, mẹ con đàn gà đang rỉa lông rỉa cánh …

Xem thêm:  Hình tượng đất nước từ trong đau thương đứng lên qua bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi

Ông bà và các bác, các anh chị ùa ra đón. Người dắt xe, người xách túi … . Tiếng nói tiếng cười rộn rã cả một khoảng sân.

Ông nội dắt tay em vào nhà. Ông cười, chòm râu bạc rung rung:

– Cu Thuận con bố Thành năm nay học hành ra sao, kể cho ông nghe nào!

Em bẽn lẽn thưa rằng em đạt được danh hiệu Học sinh xuất sắc, ông vui lắm, xoa đầu em khen:

– Cháu ông giỏi lắm! Mấy tháng nữa là lên lớp 7 rồi, phải chăm ngoan hơn nữa nghe chưa!

Cả nhà cười vang. Em xấu hổ chạy đến nấp sau lưng bà nội.

Mấy ngày ở quê, em được dẫn đi thăm hết thảy họ hàng; được lên chơi chùa Bút Tháp, được theo các anh chị ra đồng xem thu hoạch lúa …

Vui nhất là đêm rằm, anh Tiến con bác Cả đưa em ra sân đình chơi cùng các bạn. Nào là trò rồng rắn lên mây, nào là trò ú tim tìm bắt, nào là trò chồng nụ chồng hoa … Chúng em tung tăng chạy nhảy trên thảm rơm vàng. Mùi rơm mới thơm nồng tỏa lan trong đêm trăng sáng. Dưới ánh trăng, cảnh vật quê em thật là thơ mộng.

Trên đường về thành phố, em thủ thỉ bên tai bố:

– Bố ơi, con thích sống ở quê lắm bố ạ! Tết này bố cho cả mẹ và em Hòa về quê ăn Tết, bố nhé!

Bố em bật cười:

– Ý kiến của con hay đấy! Con trai của bố!

Tả một cảnh đáng nhớ trong chuyến về thăm quê em – mẫu 5

Cuối tuần vừa rồi, cả nhà em đã cùng nhau về thăm quê ngoại. Đó là một làng chài ở ven biển, có rất nhiều những điều thú vị.

Tối thứ sáu, em cùng bố mẹ sắp xếp áo quần, quà bánh các thứ vào vali, túi cho gọn gàng, để sẵn vào cốp xe rồi mới đi ngủ. Sáng hôm sau, không cần mẹ gọi mà em đã tự thức dậy từ sáng sớm, vệ sinh cá nhân và xuống nhà chờ mẹ. Bởi vì em rất mong chờ chuyến đi ngày hôm nay. Suốt đường đi, em cứ nhìn chăm chú ra bên ngoài cửa sổ. Để chờ đợi được nhìn ngắm hình bóng quen thuộc của những hàng dừa cao vút ở quê ngoại. Từng dãy nhà cao tầng, làn xe cứ thế lướt nhanh qua ô cửa. Dần dần, các tòa nhà thưa thớt đi, và những lùm cây cũng xuất hiện nhiều hơn. Chợt, em nhìn thấy từ xa, những tàu dừa đung đưa trong gió. Và nghe thấy cả tiếng sóng vỗ rì rào. A, vậy là đã sắp đến nơi rồi. Qua cửa kính, em nhìn thấy bãi biển rộng lớn, với bãi cát vàng ươm. Từng đợt sóng thi nhau lao vào bờ rồi tan ra như vũ công đang chào đón người con trở về thăm quê. Sau một khúc cua, một xóm chài nhỏ hiện ra trước mắt em. Hình ảnh những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi san sát nhau khiến em cảm thấy thân thương, ấm cúng lạ lùng. Tiến vào trong, qua vài lối rẽ thì em cũng đến được nhà bà ngoại. Đó là ngôi nhà cấp bốn nhỏ và hơi cũ nhưng rất xinh đẹp, nằm lẫn trong bóng mát của cây vườn.

Từ xa, em đã nhìn thấy ông và bà ngoại đang đứng chờ ở trước cổng. Vừa xuống xe, em liền chạy lại ôm chầm lấy ông bà. Bố mẹ cũng theo sau đó mà đi vào nhà. Bố trí trong nhà thì vẫn vậy, không có gì mới cả. Vẫn sạch sẽ và gọn gàng. Bà ngoại rót nước mát cho cả nhà uống. Còn đem ra một đĩa ổi thơm ngọt vừa hái ở ngoài vườn. Em vừa ăn vừa ngồi tựa vào bà, nghe mọi người tỉ tê trò chuyện, không khí vui sướng vô cùng. Trưa hôm đó, sau khi dùng cơm, em theo ông ngoại ra ngủ trưa ở chiếc chõng tre sau vườn. Nằm trong bóng mát của cây cối, tận hưởng làn gió mát rười rượi thổi từ biển vào, em chìm vào giấc ngủ từ lúc nào không hay. Đến lúc thức dậy, trời đã ngả về chiều muộn. Khi đó, chị Mai hàng xóm dẫn em cùng các bạn nhỏ ra bờ biển. Cả bọn rượt đuổi nhau, bơi lội, rồi nhặt vỏ sò. Một lát sau, khi đã mệt nhoài, chúng em lại nằm nghỉ dưới gốc cây dừa. Chợt, trong tiếng sóng biển rì rào vang lên tiếng tàu lớn chạy sẽ ngang lượt sóng. Mở mắt ra, em choáng ngợp trước khung cảnh đồ sộ của những đoàn thuyền đánh cá trở về. Những chiếc thuyền lớn của những người ngư dân mang theo biết bao tôm cá về đất liền. Nhìn gần, em nhận ra có bác Hải, bác Thắng cũng đang lái một chiếc tàu tấp vào sát bờ cát. Người dân từ trong làng nô nức ra nhận hàng, phân loại để đem bán hay chế biến. Tối hôm đó, em được ăn một bữa hải sản no nê, tươi ngon, sảng khoái vô cùng. Ngày hôm sau, em được bà dẫn ra chợ. Dù không phải lần đầu, nhưng em vẫn phải choáng ngợp trước cảnh chợ hải sản tấp nập người mua kẻ bán. Đủ các loại cá, cua, tôm, mực, sò… mà em ít khi được nhìn thấy.

Chiều chủ nhật, em và bố mẹ lại trở về thành phố. Vừa soạn đồ mà em vừa tiếc nuối vô cùng. Giá như thời gian trôi chậm đi chút nữa, để em được ở lại quê ngoại lâu hơn. Lúc chia tay, em ôm chặt ông bà thêm lần nữa, và hẹn ông bà rằng tháng sau sẽ lại về quê chơi.

Chiếc xe ô tô cứ thế đều đặn lăn bánh, đưa em rời xa mảnh đất yêu quý này. Em mong rằng ông bà ngoại sẽ mãi luôn khỏe mạnh, yêu đời như bây giờ. Để quê ngoại sẽ vẫn luôn là nơi trở về tuyệt vời cho những đứa trẻ thơ.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu

Bài viết hay nhất

Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì

jun88

Liên hệ telegram @hanievu