/tmp/hjdxs.jpg
Nội dung bài viết
Bài văn Tả cây cam em yêu thích gồm dàn ý chi tiết, 5 bài văn mẫu được tuyển chọn từ các bài văn đạt điểm cao của học sinh trên cả nước giúp bạn đạt điểm cao trong bài viết Tập làm văn lớp 4.
Đề bài: Tả cây cam em yêu thích.
I. Mở bài
– Giới thiệu cây ăn quả
II. Thân bài
* Tả bao quát
– Nhìn ta xa cây như thế nào?
Nhìn từ xa cây giống như một cái nấm tròn, chi chít cành và lá nhìn trông thật xinh đẹp.
– Tả chiều cao của cây: cây cao bao nhiêu?, so sánh với một vật gì đó.
Cây cao khoảng 2m, chi chít lá và cành.
– Tả thân cây: thân cây to hay không, nhiều cành hay không, tán lá như thế nào?
* Tả chi tiết
– Lá: hình dáng của lá, màu sắc lá như thế nào?
+ khi lá non
+ khi lá trưởng thành
+ khi lá già
+ lá ra sao khi đổi mùa
– Hoa: hình dáng, màu sắc của hoa như thế nào? mùi hương có thu hút ong bướm không
+ nụ hoa
+ cánh hoa
– Quả: miêu tả hình dáng, màu sắc, mùi vị của quả như thế nào?
+ khi trái non
+ khi trái già
+ khi trái chín
– Vỏ cây: vỏ cây sần sùi, láng bóng hay nó khác
– Rễ cây: ngoằn ngoèo, sần sùi, có nhô lên mặt đất, to hay nhỏ,….
* Tả bổ sung
– Lợi ích, công dụng của cây ăn quả mà em tả đối với em và mọi người
– Em có chăm sóc cây và yêu quý nó như thế nào
– Có những con vật hay bất kì ai liên quan đến cây ăn quả mà em tả.
III. Kết bài
– Nêu tình cảm và cảm nghĩ với cây ăn quả mà em tả
– Thể hiện lời nhắc nhở, lời hứa của em với cây ăn quả đó.
Vườn cây nhà ông em không quá rộng nhưng nó lại được trồng rất nhiều cây ăn quả. Đặc biệt ở góc vườn có một cây cam năm nào cũng ra sai trĩu quả, khi ăn có vị ngọt đậm đà, có lẽ chính vì thế mà em lại đặc biệt yêu thích cây cam này so với nhiều loại cây khác trong vườn.
Ông em kể với em rằng “Ông cũng đã trồng cây cam này đã được bốn năm”. Cây cam mà ông em trồng nó là giống cam sành. Gốc cam không lớn lắm mà đã thế phần thân chia thành nhiều nhánh màu nâu mốc, cành lá của cây cam này cũng thật là rườm rà. Đặc biệt hơn em như thấy được nó lại có những cành uốn cong, la đà sát mặt đất. Lá cam xanh bóng một màu xanh thẫm và chỉ nhỏ cỡ hai ngón tay em. Em rất thích nhìn cây cam đang mùa ra hoa bởi trông rất đẹp. Dọc theo cành cây thì đó chính là những bông hoa cam nở trắng, phô túm nhị vàng, toả hương thơm dịu.
Hoa cam lúc này đây dường như cũng đã dần kết thành trái, khắp cây trái sai trĩu xuống và lớn nhanh như thổi. Lúc còn non, em như thấy được những trái cam màu xanh thẫm, vỏ dày xù xì. Càng lớn hơn thì những chiếc vỏ càng căng ra và những múi cam bên trong cũng căng mọng nước. Thế rồi em như thấy được những trái cam chín chuyển sang màu vàng sậm. Khi mà em đã bóc vỏ ra, ta sẽ thấy chừng chục múi cam xếp thành vòng tròn đều đặn, mũm mĩm. Thế rồi để tách từng múi bỏ vào miệng nếm thử, sẽ thấy vị cam ngọt đậm đà, thơm ngon vô cùng và em cũng rất thích ăn nữa.
Cam được biết đến chính là một loại cây quý được trồng trên khắp đất nước ta. Cam vừa là thực phẩm, vừa là vị thuốc bổ sức khoẻ rất tốt. Hơn nữa khi mà trời nắng nóng, cứ có những lúc vừa làm xong một công việc nặng nhọc hay vừa ốm dậy mà được uống một ly nước cam tươi, con người ta dường như cũng sẽ thấy sức khoẻ hồi phục rất nhanh và tâm hồn sảng khoái.
Cả nhà em đều quý cây cam này và luôn chăm sóc cho nó. Cứ mỗi một buổi sáng em lại ra vườn giúp ông bắt sâu, tưới nước, bón phân cho cây thêm xanh tốt hơn.
Từ ngày về hưu, ông ngoại em rất thích trồng cây. Chỉ trong vòng mấy năm, ông đã tạo được một vườn cây ăn quả gồm nhiều loại: cam, bưởi, chanh, nhãn, ổi, quýt, hồng xiêm, táo… Em thích nhất là cây cam ở giữa vườn.
Ông em trồng cây cam này đã được bốn năm. Nó là giống cam sành. Gốc cam không lớn lắm, thân chia thành nhiều nhánh màu nâu mốc, cành lá rườm rà. Có những cành uốn cong, la đà sát mặt đất. Lá cam xanh bóng, nhỏ cỡ hai ngón tay em.
Cây cam đang mùa ra hoa trông rất đẹp. Dọc theo cành, hoa cam nở trắng, phô túm nhị vàng, toả hương thơm dịu.
Hoa kết thành trái, khắp cây trái sai và lớn rất nhanh. Lúc còn non, trái cam màu xanh thẫm, vỏ dày xù xì. Càng lớn, vỏ càng mỏng và những múi cam bên trong cũng căng mọng nước. Những trái cam chín chuyển sang màu vàng sậm. Bóc vỏ ra, ta sẽ thấy chừng chục múi cam xếp thành vòng tròn đều đặn. Tách từng múi bỏ vào miệng nhấm nháp, sẽ thấy vị cam ngọt thanh, thơm ngon vô cùng!
Cam sành là một loại cây quý được trồng trên khắp đất nước ta. Cam vừa là thực phẩm, vừa là vị thuốc bồi bổ sức khoẻ rất tốt. Khi trời nắng nóng, lúc vừa làm xong một công việc nặng nhọc hay vừa ốm dậy mà được uống một ly nước cam tươi, ta sẽ thấy sức khoẻ hồi phục rất nhanh và tâm hồn sảng khoái.
Cả nhà em đều quý cây cam này. Ngày ngày, em giúp ông bắt sâu, tưới nước, bón phân cho cây xanh tốt.
Có lần, em hỏi bà: “Bà ơi! Cây cam này đã bao nhiêu tuổi rồi? Nó có từ khi nào bà nhỉ?” Bà trả lời: “Cây cam đã được năm tuổi rồi đấy cháu à, ông ngoại cháu đã trồng được hai năm thì ông mất. Năm đó, cây cam bói quả chỉ được năm trái thôi…” Từ đó, bạn cam luôn là một người bạn thân của em.
Cây cam trong vườn là giống cam Canh ở ngoại thành Hà Nội đấy. Cây cam này luôn luôn xum xuê cành lá, chiếm chỗ một khoảng rộng trong khu vườn. Ngọn cam chỉ cao độ hai mét. Lá dày, một mặt bóng, rộng và độ ba ngón tay người lớn. Mỗi khi hái một lá non, vò vào lòng bàn tay, một mùi thơm nồng nàn, hăng hắc tỏa ra làm em phải ngất ngay. Mỗi ngày, bà vẫn thường hái lá cam lá chanh nấu nước gội đầu cho em.
Tháng Chạp, tháng Giêng, cây cam nảy lộc. Những chiếc lá xanh mơn mởn đâm ra tua tủa. Tháng Hai, tháng Ba, trong mùa xuân ấm áp, cam bắt đầu trổ hoa. Những cô nụ hoa trắng xanh bằng hạt đậu nành lớn dần lên, xòe nở. Đêm đêm, hoa cam tỏa ra một mùi thơm thoang thoảng đưa em vào giấc ngủ say. Dưới ánh nắng ban mai, hoa ướt đẫm sương long lanh như muôn ngàn chiếc cúc bằng bạch ngọc… Rồi mấy ngày đã qua, những cánh hoa đã rụng trắng gốc cây và một góc vườn. Cam đã kết trái, lúc đầu các anh cam chỉ bằng hạt đậu, rồi bằng hòn bi, bằng quả cà, bằng quả bóng bàn. Càng lớn, những quả cam ấy càng dễ thương, vỏ xanh thẫm, bóng mượt. Nhờ mưa nắng, khí trời, chất màu mỡ của đất đem đến cho trái cam một sức sống căng tròn. Đến tháng Bảy tháng Tám, nhẹ bóc quả cam và đặt những múi cam vàng óng lên bàn tay, nhẹ cắn một múi vừa ngọt vừa chua đã thấm vào lưỡi. Tháng Mười một, ôi! Cam đã chín rồi! Những anh cam mọng nước chín vàng thèm ơi là thèm! Những năm được mùa, bà hái được mấy thúng, chỉ bảy tám quả là được một cân. Là thứ cam bóc, vỏ mỏng, không hạt, tép cam sóng sánh chất mật ong, có vị ngọt đậm nên có lúc bà bán được đủ tiền tiêu cho một cái Tết to …Cứ mỗi mồng tám tháng Mười một giỗ ông, bà hái cam để cúng, đó là những quả cam đầu tiên của mùa cam ở vườn. Đặc biệt, năm nào bà cũng để lại trên cây hai ba chục trái cam để sau đó hái bày mâm ngũ quả và cho con cháu làm quà Tết.
Những tình cảm và kỉ niệm không sao quên được trong em là nhờ cây cam của ông. Cứ mỗi mùa hoa cam,mùa trái chín, em lại nhớ đến ông và một câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ người trồng cây”. Ông ơi! Cháu hứa với ông sẽ thường xuyên chăm sóc và tưới cây để cây ngày càng xanh tốt.
Khu vườn nhà em trồng rất nhiều loại cây khác nhau. Một góc mẹ dùng để trồng rau, một góc mẹ dùng để trồng hoa và góc còn lại, ba em dùng để trồng cây ăn quả. Trong đó, em thích nhất là cây cam lặng lẽ nơi góc vườn.
Cây cam này lớn lắm. Thân cây to và cao, khoác lên mình chiếc áo nâu xù xì in đầy những dấu vết đặc trưng của thời gian. Rễ cây cắm sâu vào lòng đất, ngày đêm cần mẫn chăm chỉ tìm kiếm hút chất dinh dưỡng để nuôi lớn cây. Lên trên một chút nữa là những cành cây khẳng khiu được bao phủ bởi những chiếc lá cam xanh đậm đặc trưng.
Ẩn sau những chiếc lá ấy, khi xuân tới, có thể thấy những bông hoa cam màu trắng muốt. Hương hoa nhè nhẹ thoang thoảng trong không gian, được nàng gió mang đi thật xa, thật xa khiến lòng người dễ chịu, ong bướm ngẩn ngơ. Qua thời gian, những bông hoa ấy đua nở khoe sắc. Khi những cánh hoa rụng xuống, ấy là khi những trái cam non xuất hiện.
Từng trái cứ lớn dần, lớn dần, mang màu xanh sậm rồi sẽ chuyển sang sắc vàng cam ấm áp bắt mắt. Khi những tia nắng hè chiếu xuống, những trái cam dần dần thêm ngọt, thêm ngon. Đó cũng là lúc có thể thu hoạch trái. Mỗi năm, cây cam nhà em cho ra rất nhiều trái, không chỉ mang lại nguồn hoa quả cho nhà em mà còn mang lại nguồn kinh tế nữa.
Em rất yêu cây cam nhà mình. Em sẽ cùng bố chăm sóc cho cây cẩn thận để năm sau cây lại cho ra những trái cam ngon ngọt hơn nữa.
Cây cam này đã được 10 tuổi. Ông nội các cháu trồng cây cam này được hai năm thì ông mất. Năm đó, cây cam này bói quả chỉ được năm trái thôi. Cây cam đọng lại trong lòng bà cháu bao tình thương nhớ…
Cây cam vườn bà là giống cam Canh ở ngoại thành Hà Nội. Một người bạn là cựu chiến binh thời chống Pháp đã tặng ông cây cam này. Cây cam sum sê cành lá, tỏa bóng trên một diện tích vườn độ hai chiếc chiếu trải ra. Ngọn cam chỉ cao độ hai mét. Lá cam dày, một mặt bóng, rộng và dài độ ba ngón tay người lớn. Hái một lá non, vò vào lòng bàn tay, một mùi thơm nồng nàn tỏa ra. Bà vẫn hái lá cam, lá chanh nấu nước gội đầu, nấu nước tắm cho các cháu.
Tháng Chạp, tháng Giêng, cây cam nảy lộc, lá xanh mơn mởn đâm ra tua tủa. Tháng hai, tháng ba trong tiết mưa xuân và nắng xuân ấm áp, cam trổ hoa. Những nụ hoa trắng tím bằng hạt đậu nành lớn dần lên, xòe nở. Cây cam phủ đầy hoa nở trắng. Đêm đêm, hoa cam tỏa ra một mùi thơm nồng nàn đưa em vào giấc ngủ say. Dưới ánh xuân ban mai, hoa cam ướt đẫm sương, long lanh như muôn ngàn chiếc cúc bằng bạch ngọc.
Cánh hoa rụng trắng gốc cây, rụng trắng vườn. Cam đã kết trái. Lúc đầu chỉ bằng hạt đậu, rồi bằng hòn bi, bằng quả cà, bằng quả bóng bàn.
Càng lớn, trái cam càng xinh, vỏ cam xanh thẫm, bóng mượt. Mưa nắng, khí trời, chất màu mỡ của đất đem đến cho trái cam một sức sống căng tròn. Đến tháng bảy tháng tám, nhẹ bóc quả cam, đặt những múi cam vàng óng lên bàn tay, nhẹ cắn một múi cam vừa ngọt vừa chua thấm vào lưỡi. Tháng mười một, cam đã chín. Những trái cam mọng nước chín vàng. Cành cam trĩu quả. Những năm được mùa, bà hái được gần nghìn trái cam. Cam Canh 7-8 quả được một cân. Là thứ cam bóc, vỏ mỏng, không hột, tép cam sóng sánh chất mật ong, có vị ngọt đậm.
Mỗi cân cam Canh có lúc bà bán được 30.000 đồng. Mồng 8 tháng 11 giỗ ông, bà hái cam để cúng, đó là những quả cam đầu tiên của mùa cam vườn bà. Năm nào, bà cũng để lại trên cây, hai ba chục trái cam để sau đó hái bày mâm mũ quả và cho con cháu làm quà Tết.
Mùa hoa cam, mùa trái chín, con cháu lại nhớ đến ông. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” sao không nhớ ông được?