/tmp/ksnuj.jpg
Nội dung bài viết
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Sự tích Hồ Gươm Ngữ văn lớp 6, bài học tác giả – tác phẩm Sự tích Hồ Gươm trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
Tóm tắt truyện: Giặc Minh sang đô hộ nước ta, chúng coi dân ta như cỏ rác và làm nhiều điều bạo ngược. Lê lợi dựng cờ khởi nghĩa ở vùng Lam Sơn nhưng ban đầu thế lực còn yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm để tiêu diệt giặc. Ở Thanh Hóa, một người tên là Lê Thận làm nghề đánh bắt cá. Một lần đi kéo lưới, ba lần kéo lên đều là thanh sắt. Về sau, Lê Thận gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Ít lâu sau, trong một lần bị giặc đuổi Lê Lợi chạy vào rừng và bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa. Khi đem tra gươm vào chuôi thì vừa in. Lúc đó mọi người mới biết đó là gươm thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đó cho đến khi không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước. Một năm sau khi đuổi giặc Minh, vua Lê Lợi đang cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiêm.
1. Thể loại: Truyền thuyết
2. Bố cục: hai phần
– Phần 1: Từ đầu đến “ đất nước”: Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc.
– Phần 2: Phần còn lại: Long Quân đòi gươm sau khi đất nước hết giặc.
3. Giá trị nội dung
– Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV.
– Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc.
4. Giá trị nghê thuật.
– Sử dụng nhiều chi tiết tượng tượng kì ảo, giàu ý nghĩa ( như Rùa Vàng, gươm thần)
1. Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc
– Hoàn cảnh:
+ Giặc Minh sang đô hộ nước ta, làm nhiều điều bạo ngược, nhân dân ta căm giận chúng đến tận xương tủy
+ Ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng buổi đầu thế lực còn yếu, nhiều lần bị thua.
– Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần để tiêu diệt giặc
+ Chàng đánh cá Lê Thần bắt được lưỡi gươm dưới nước. Lê Thận thả lưới ba lần, lưỡi gươm vẫn vào lưới. Chàng gia nhập nghĩa quân khởi nghĩa Lam Sơn. Lưỡi gươm khi gặp chủ tướng Lê Lợi rực lên hai chữ “ Thuận Thiên”. Lê Lợi cùng mọi người xem gươm nhưng không ai biết đó là báu vật.
+ Chủ tướng Lê Lợi trên đường bị giặc đuổi, thấy “ ánh sáng lạ” – chính là chuôi gươm lạm ngọc – ở ngọn cây đa, đã lấy chuôi gươm đó đem về
+ Đem lưỡi gươm Lê Thận bắt được dưới nước tra với chuôi gươm mà Lê Lợi bắt được ở trên rừng thì “ vừa như in”.
+ Lê Thận nâng gươm thần lên đầu, dâng cho Lê Lợi : “ Đây là ý Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công..”
=> Các bộ phận của thanh gươm rời nhau nhưng khi khớp lại thì “ vừa như in”. Điều đó có nghĩa là nguyện vọng của dân tộc là nhất trí, nghĩa quân trên dưới một lòng. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mang tính chất chính nghĩa.
– Kết quả:
+ Từ đó, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng.
+ Uy thế của nghĩa quân vang khắp nơi. Họ không phải trốn tránh như trước mà xông xáo đi tìm giặc.
+ Gươm thần mở đường cho họ đánh, cho đến lúc không còn một tên giặc nào trên đất nước.
2. Long Quân đòi gươm khi đất nước hết giặc.
– Hoàn cảnh:
+ Đất nước, nhân dân đã đánh đuổi được giặc Minh
+ Chủ tướng Lê Lợi đã lên ngôi vua và nhà Lê đã dời đô về Thăng Long.
– Long Quân đòi gươm và Lê Lợi trao lại gươm thần:
+ Nhân dịp vua Lê Lợi ngự thuyền rồng dạo chơi trên hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm thần.
+ Khi thuyền vua đến giữa hồ, Rùa Vàng nhô lên, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người động đậy. Rùa tiến đến thuyền đòi gươm “ Xin bệ hạ hoàn lại gươm cho Long Quân”. Vua Lê trao gươm, rùa đớp lấy và lặn xuống.
+ Việc Long Quân cho Rùa Vàng đòi lại gươm thần và vua Lê trả gươm đã để lại cho hồ Tả Vọng cái tên có ý nghĩa lịch sử: hồ Hoàn Kiếm.