/tmp/pzqfa.jpg
Với các bài soạn văn lớp 6 Bài 2: Thơ sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn được biên soạn bởi đội ngũ Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 6.
1. Chuẩn bị
– Lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Mỗi bài thơ ít nhất gồm hai dòng với số tiếng cố định: dòng 6 tiếng (dòng lục) và dòng 8 tiếng (dòng bát).
– Khi đọc bài thơ lục bát:
+ Bài thơ được chia thành 6 khổ thơ. Số dòng thơ:
Khổ 1, 5: Hai dòng thơ.
Khổ 2, 3, 4, 6: Bốn dòng thơ.
+ Cách gieo vần trong bài thơ: Tiếng thứ sáu của dòng lục gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng bát, tiếng thứ tám của dòng bát gieo vần xuống tiếng thứ sau của dòng lục tiếp theo. (sa – qua; màng – dàng – vàng; ngon – tròn – còn; nôi – đời – Trời; con – mòn – còn; ru – thu – mù; cây – đầy – ngày; nhau – mầu – dầu; thôi – bồi – ngồi; khâu – đau – câu)
+ Các dòng ngắt nhịp chẵn 4/2 hoặc 4/4.
+ Bài thơ viết về người mẹ và sự hi sinh của người mẹ dành cho đứa con.
+ Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ:
Biện pháp nhân hóa cái trăng còn nằm nôi, đời nín cái đau,…
Biện pháp ẩn dụ bàn tay mẹ; trăng, Mặt Trời,…
+ Từ ngữ trong bài thơ nhẹ nhàng như một lời ru, giàu tính gợi hình,…
→ Tác dụng: Tạo ra âm điệu nhẹ nhàng tựa lời hát ru, giàu hình ảnh, khiến bài thơ mang tính biểu tượng cao, thể tình mẫu tử thiêng liêng…
+ Tác giả (nhân vật trữ tình) đang bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ.
→ Đó là những cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ về tình mẫu tử thiêng liêng và sự hi sinh cao cả của người mẹ dành cho người con.
– Đọc trước văn bản À ơi tay mẹ; tìm hiểu thêm về tác giả Bình Nguyên:
+ Tác giả Bình Nguyên sinh năm 1959, quê ở Ninh Bình. Tên thật của tác giả là Nguyễn Đăng Hảo. Ông là người tài năng vừa là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam vừa ở trong Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Hiện nay là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Ninh Bình.
+ Các tác phẩm chính đã xuất bản: Hoa thảo mộc (2001), Trăng đợi (2004), Đi về nơi không chữ (2006), Lang thang trên giấy (2009).
+ Những giải thưởng văn chương:
Giải A cuộc thi thơ Lục bát năm 2002-2003 của báo Văn Nghệ.
Giải chính thức của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam cho tập thơ “Trăng đợi” năm 2004.
Giải chính thức cuộc thi thơ “Bác Hồ của chúng ta” năm 2003-2004 của báo Văn Nghệ.
Giải chính thức của UBTQ Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam năm 2006 cho tập thơ “Đi về nơi không chữ”
Giải chính thức thơ Lục bát “Ngàn năm thương nhớ” năm 2010 do Báo Văn Nghệ và 5 cơ quan báo chí khác phối hợp tổ chức.
+ Em đã lần nào nghe bà hoặc mẹ ru chưa? Hãy chia sẻ cảm nhận của em về lời ru ấy.
– À, ru hời ơi hời ru
Mẹ ru con có có hay chăng?
Ru từ khi thai nghén trong lòng”,
– À ơi, công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
– À ơi, con cò mà đi ăn đêm, đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
→ Tiếng ru dịu dàng, tiếng ru ngọt ngào đưa chúng ta vào giấc ngủ say. Trong lời hát đấy không chỉ chất chứa tình yêu bao la của mẹ mà còn có cả tình yêu quê hương tha thiết. Đó là những câu ca dao, tục ngữ,… được đúc kết từ bao thế hệ ông cha ta. Không chỉ là những kinh nghiệm mà nó còn mang những hình ảnh quê hương con người Việt Nam. Dù đã lớn, lời ru ấy vẫn mãi là kỉ niệm tha thiết, êm dịu của mẹ đối với chúng ta.
2. Đọc hiểu
a. Trong khi đọc
Câu hỏi trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Nhan đề và tranh minh họa gợi cho em cảm nhận gì?
Trả lời:
Nhan đề À ơi tay mẹ và tranh minh họa gợi cho ta cảm nhận về tình cảm mẹ con thắm thiết, sự che chở của người mẹ dành cho đứa con thân yêu.
Câu hỏi trang 38 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Chú ý các biện pháp tu từ, cách gieo vần và ngắt nhịp trong bài thơ.
Trả lời:
– Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ:
+ Biện pháp nhân hóa cái trăng còn nằm nôi, đời nín cái đau,…
+ Biện pháp ẩn dụ bàn tay mẹ; trăng, Mặt Trời,…
– Cách gieo vần trong bài thơ: Tiếng thứ sáu của dòng lục gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng bát, tiếng thứ tám của dòng bát gieo vần xuống tiếng thứ sau của dòng lục tiếp theo. (sa – qua; màng – dàng – vàng; ngon – tròn – còn; nôi – đời – Trời; con – mòn – còn; ru – thu – mù; cây – đầy – ngày; nhau – mầu – dầu; thôi – bồi – ngồi; khâu – đau – câu)
– Các dòng ngắt nhịp chẵn 4/2 hoặc 4/4.
Câu hỏi trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Hãy chú ý các phép nhiệm mầu từ tay mẹ được thể hiện trong các khổ thơ như thế nào.
Trả lời:
Các phép nhiệm mầu từ tay mẹ:
– Chắn mưa sa, chặn bao qua mùa màng.
– Thức cả một đời, mai sau thế nào tay mẹ vẫn còn hát ru, ru cho mềm ngọn gió thu, cho tan đám sương mù, cho con lớn khôn.
Câu hỏi trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Những từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần trong bài thơ?
Trả lời:
Những từ ngữ được lặp lại nhiều lần trong bài thơ: bàn tay mẹ, à ơi, ru cho
b. Sau khi đọc
Câu 1 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Tìm hình ảnh, chi tiết thể hiện “phép nhiệm mầu” của bàn tay mẹ. Những dòng thơ nào nói lên đức hi sinh của người mẹ?
Trả lời:
– Hình ảnh, chi tiết thể hiện “phép nhiệm mầu” của bàn tay mẹ:
+ Chắn mưa sa, chặn bao qua mùa màng.
+ Thức cả một đời, mai sau thế nào tay mẹ vẫn còn hát ru, ru cho mềm ngọn gió thu, cho tan đám sương mù, cho con lớn khôn.
– Những dòng thơ nói lên đức hi sinh của người mẹ:
– Bàn tay mẹ chắn mưa sa
Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng.
– Bàn tay mẹ thức một đời
À ơi này cái Mặt Trời bé con…
Mai sau bể cạn non mòn
À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru
– Bàn tay mang phép nhiệm mầu
Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi.
– Ru cho sóng lặng bãi bồi
Mưa không chỗ dột ngoại ngồi vá khâu
Ru cho đời nín cái đau
À ơi… Mẹ chẳng một câu ru mình.
Câu 2 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Em nhỏ trong bài thơ được gọi bằng những từ ngữ nào? Cách gọi đó nói lên điều gì về tình cảm mẹ dành cho con?
Trả lời:
– Em nhỏ trong bài thơ được gọi bằng những từ ngữ: cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng, Mặt Trời bé con.
– Qua cách gọi đó, ta thấy được tình cảm yêu thương dạt dào, bao la của người mẹ dành cho đứa con của mình.
…………………………
…………………………
…………………………
1. Chuẩn bị
– Lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Mỗi bài thơ ít nhất gồm hai dòng với số tiếng cố định: dòng 6 tiếng (dòng lục) và dòng 8 tiếng (dòng bát).
– Khi đọc bài thơ lục bát:
+ Bài thơ được chia thành 4 khổ thơ. Số dòng thơ:
Khổ 1, 2, 3: Bốn dòng thơ.
Khổ 4: Hai dòng thơ.
+ Cách gieo vần trong bài thơ: Tiếng thứ sáu của dòng lục gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng bát, tiếng thứ tám của dòng bát gieo vần xuống tiếng thứ sau của dòng lục tiếp theo. (đông – không; nhà – ra – òa; rơi – rồi – ngồi; mưa – bừa – hờ; rơm – ươm – nơm; vành – cành – dành; con – hơn – đơn)
+ Các dòng ngắt nhịp chẵn 4/2 hoặc 4/4.
+ Bài thơ viết về buổi thăm mẹ của tác giả.
+ Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ: Ẩn dụ nón mê; áo tơi,…
+ Từ ngữ trong bài thơ giàu tính gợi hình về quê hương, sử dụng từ láy,…
→ Tác dụng: Tạo ra âm điệu nhẹ nhàng như tình cảm ấm áp người mẹ dành cho người con…
+ Tác giả (nhân vật trữ tình) đang bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ.
→ Đó là những cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ về những điều mà người mẹ đã hi sinh, dành dụm cho bản thân mình.
– Đọc trước văn bản Về thăm mẹ; tìm hiểu thêm về tác giả Đinh Nam Khương:
+ Tác giả Đinh Nam Khương (1948 – 2018), quê quán ở Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội. Ông từng là hội viên Hội nhà văn Việt Nam.
+ Các tác phẩm chính đã xuất bản:
Nén hương trên mộ người đàn bà (tiểu thuyết) (1992);
Và các tập thơ: Phía sau những hạt cát (2001), Đợi chờ gió và trăng (2003), Đá vàng (2005), Trên lối đi thời gian (2007), Thơ tình Đinh Nam Khương (2009), 57 lá bùa mê (2009), Hóa đá trước heo may (2011), Lặng lẽ một dòng sông (2013)
+ Những giải thưởng văn chương:
Giải A cuộc thi thơ 1981 – 1982 của Báo Văn nghệ
Tặng thưởng bài thơ hay nhất 1992 của Tạp chí Văn nghệ Quân đội
Tặng thưởng chùm thơ hay nhất 2001 của Báo Văn nghệ
Giải B cuộc thi thơ Lục bát 2002 – 2003
– Hãy tưởng tượng em đang trên đường trở về nhà để gặp lại người thân sau một chuyến đi xa. Cảm xúc, suy nghĩ trong em là hồi hộp và nhớ nhung mọi người và mong chờ từng giây phút được gặp lại. Điều tuyệt vời nhất là cảm giác được ở bên cạnh những người mình thân yêu nhất.
2. Đọc hiểu
a. Trong khi đọc
Câu hỏi trang 40 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Từ nhan đề bài thơ Về thăm mẹ và tranh minh họa, người trong tranh chính là người con trở về quê nhà thăm mẹ. Tâm trạng của người đó như thế nào?
Trả lời:
Từ nhan đề bài thơ và tranh minh họa, hãy đoán xem người trong tranh là ai. Tâm trạng của người đó đang bồi hồi khi trở về quê nhà, những kỉ niệm thơ ấu với người mẹ quay trở lại.
Câu hỏi trang 40 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Chú ý thể thơ; chỉ ra vần, nhịp, hình ảnh trong bài thơ.
Trả lời:
– Thể thơ của bài là lục bát.
– Cách gieo vần trong bài thơ: Tiếng thứ sáu của dòng lục gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng bát, tiếng thứ tám của dòng bát gieo vần xuống tiếng thứ sau của dòng lục tiếp theo. (đông – không; nhà – ra – òa; rơi – rồi – ngồi; mưa – bừa – hờ; rơm – ươm – nơm; vành – cành – dành; con – hơn – đơn).
– Các dòng ngắt nhịp chẵn 4/2 hoặc 4/4.
– Hình ảnh trong bài thơ chủ yếu liên quan đến cuộc sống làng quê: bếp chưa lên khói, chum tương, áo tơi, đàn gà, trái na,…
Câu hỏi trang 40 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Dấu ba chấm trong dòng thơ ở khổ cuối có tác dụng gì?
Trả lời:
Dấu ba chấm trong dòng thơ ở khổ cuối “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…” có tác giả thể hiện những tình cảm yêu thương, trân trọng của người con dành cho người mẹ mà không thể nói ra bằng lời.
b. Sau khi đọc
Câu 1 trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Bài thơ là lời của ai? Thể hiện cảm xúc về ai? Cảm xúc như thế nào? (Đối chiếu với dự đoán ban đầu của em để xác nhận hoặc điều chỉnh).
Trả lời:
Bài thơ là lời của tác giả. Thể hiện cảm xúc về người mẹ nơi quê nhà. Đó là những cảm xúc nghẹn ngào, thương nhớ mẹ, trân trọng những điều mà người mẹ đã hi sinh, dành dụm cho bản thân mình.
Câu 2 trang 41 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Cảnh vật quanh ngôi nhà của người mẹ hiện lên với những hình ảnh nào? Những hình ảnh ấy đã giúp tác giả thể hiện được tình cảm gì?
Trả lời:
– Cảnh vật quanh ngôi nhà của người mẹ hiện lên với những hình ảnh: Bếp chưa lên khói, chùm tương, nón mê, áo tơi, người rơm, đàn gà, nơm hỏng vành, quả na,…
– Đó là những hình ảnh đơn sơ, mộc mạc và rất đỗi thân thương, tác giả vẫn luôn nhớ như in từng hình ảnh nơi quê nhà bởi tình yêu sâu đậm đối với quê hương của mình.
…………………………
…………………………
…………………………