/tmp/ontnn.jpg
Nội dung bài viết
Tuyển tập các bài soạn văn 10 Tập 1 & Tập 2 ngắn gọn, đầy đủ, bám sát nội dung sgk Ngữ văn 10 Tập 1 & Tập 2 giúp bạn học tốt môn Văn 10 hơn.
Tổng hợp Tác giả – tác phẩm Ngữ văn lớp 10 hay, chi tiết
Tổng hợp các dạng đề văn lớp 10 chọn lọc
Câu hỏi ôn tập Ngữ văn lớp 10 chọn lọc
Câu 1 (trang 13 sgk Văn 10 Tập 1): Vẽ sơ đồ các bộ phận của văn học Việt Nam.
Câu 2 (trang 13 sgk Văn 10 Tập 1): Trình bày quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam.
– Văn học viết Việt Nam phát triển qua ba thời kì lớn:
+ Văn học trung đại: từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
+ Văn học hiện đại: 2 giai đoạn nhỏ
→ Từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
→ Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.
Câu 3 (trang 13 sgk Văn 10 Tập 1): Văn học Việt Nam đã thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng.
Văn học Việt Nam đã thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng:
+ Mối quan hệ với thế giới tự nhiên: Tình yêu thiên nhiên
→ Thể hiện qua những câu ca dao, dân ca như “Đường vô xứ Huế quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”.
→ Thiên nhiên là thước đo, là chuẩn mực cho những lí tưởng đạo đức, thẩm mĩ trong văn học trung đại. Ví dụ khi miêu tả Thúy Kiều “Làn thu thủy, nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”.
→ Tình yêu thiên nhiên thể hiện tình yêu quê hương đất nước, cuộc sống, tình yêu lứa đôi trong văn học hiện đại.
+ Mối quan hệ quốc gia, dân tộc: tinh thần yêu nước.
→ Ý thức về chủ quyền dân tộc trong Nam quốc sơn hà:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
→ Tinh thần yêu nước thể hiện rõ ràng trong các tác phẩm văn học Cách mạng thuộc giai đoạn văn học hiện đại.
→ Tấm lòng tôn trọng, ngợi ca những phẩm chất truyền thống của dân tộc: Tre Việt Nam.
+ Mối quan hệ xã hội
→ Con người tố cáo, lên án các thế lực chuyên quyền và bày tỏ lòng cảm thông với những người dân bị áp bức trong xã hội phong kiến: Truyện Kiều, truyện ngắn Chí Phèo.
Qua bài học này, học sinh có được cái nhìn khái quát về các bộ phận của văn học Việt Nam cũng như quá trình phát triển của từng bộ phận văn học. Học sinh từ đó nhận thức được giá trị, ý nghĩa của văn học: thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam, học văn học dân tộc là để tự bồi dưỡng nhân cách, đạo đức, tình cảm, quan niệm thẩm mĩ và trau dồi tiếng mẹ đẻ.
Câu 1 (trang 14 sgk Văn 10 Tập 1):
a.
– Nhân vật giao tiếp: vua nhà Trần và các bô lão.
– Mối quan hệ: vua nhà Trần (bề trên) – các bô lão (quần thần, người phò tá giúp đỡ vua).
b.
– Các nhân vật lần lượt đổi vai: trong lượt nói đầu tiên và lời nói thứ ba, vua trần là người nói, các bô lão và người nghe; trong lượt nói thứ hai và thứ tư, các bô lão là người nói và vua Trần là người nghe.
– Người nói thực hiện hành động phát vấn, đặt câu hỏi, người nghe thực hiện hành động đáp lời: Vua Trần hỏi có nên đánh lại quân Mông Cổ hay không, các bô lão trả lời là “Đánh”.
c. Hoạt động giao tiếp diễn ra ở điện Diên Hồng, vào thời kì nhà Trần, khi quân Mông Cổ kéo quân xâm lược nước ta.
d. Nội dung của cuộc giao tiếp: Bàn bạc kế sách ứng phó với quân Mông Cổ.
e. Mục đích của hoạt động giao tiếp: Tiến công đánh bại kẻ thù xâm lược, giữ gìn chủ quyền độc lập dân tộc. Mục đích giao tiếp này đã đạt được.
Câu 2 (trang 15 sgk Văn 10 Tập 1):
a. Các nhân vật giao tiếp:
+ Tác giả bài viết, người có vốn hiểu biết sâu rộng, có trình độ chuyên môn về văn học.
+ Người học: học sinh lớp 10.
b. Hoàn cảnh giao tiếp: có tổ chức, có kế hoạch của giáo dục nhà trường, diễn ra trong lớp học.
c. Nội dung giao tiếp: thuộc lĩnh vực văn học, cụ thể là văn học sử, về tổng quan nền văn học Việt Nam, bao gồm những bộ phận và tiến trình phát triển của văn học Việt Nam.
d. Mục đích giao tiếp:
→ Đối với người viết: cung cấp tri thức về tổng quan nền văn học Việt Nam cho học sinh.
→ Đối với người đọc, người học: hiểu biết thêm về tổng quan nền văn học Việt nam.
e. Đặc điểm về ngôn ngữ và cách tổ chức văn bản: dùng nhiều ngôn ngữ thuộc ngành văn học, có kết cấu rõ ràng, bao gồm những mục lớn nhỏ mạch lạc, có nhấn nhá, điểm diện.
Qua bài học này, học sinh rút ra được những kiến thức sau:
+ Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ, nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động,…
+ Mỗi hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình diễn ra trong quan hệ tương tác: tạo lập văn bản và lĩnh hội văn bản.
+ Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của các nhân tố: Nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp.
………………………………
………………………………
………………………………