/tmp/abgwf.jpg
Nội dung bài viết
Xem thêm Tóm tắt: Ý nghĩa của văn chương
a. Từ đầu đến”lòng vị tha”: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương (nêu vấn đề):
– Khởi nguồn của văn chương (từ đầu … “muôn vật muôn loài”)
– Sáng tạo văn chương (tiếp … “lòng vị tha”)
b. Còn lại: Công dụng của văn chương (phân tích, chứng minh ý nghĩa và công dụng của văn chương đối với cuộc sống con người)
Câu 1 (trang 62 sgk Văn 7 Tập 2):
Hoài Thanh nêu nguồn gốc cốt yếu của văn chương là Lòng thương người rộng ra thương Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài→ lòng nhân ái.
Cốt yếu là quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả. Do đó, có thể có quan niệm khác về nguồn gốc văn chương, chẳng hạn “văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người”.
Câu 2 (trang 62 sgk Văn 7 Tập 2): “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.” → phản ánh cuộc sống
Văn chương là hình ảnh của cuộc sống đa dạng và phong phú. Văn chương phản ánh cuộc sống. Cuộc sống đa dạng cho nên hình ảnh được phản ánh trong văn chương cũng đa dạng. Qua văn chương, ta biết được cuộc sống, mơ ước của người Việt Nam xưa kia, ta cũng biết cuộc sống của các dân tộc khác nhau trên thế giới.
Dẫn chứng: Khi đọc tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao ta thấy chức năng phản ánh của văn học đó chính là phản ánh cuộc sống của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Truyện tạo ra sự sống thể hiện ở chỗ tác phẩm đã khẳng định phẩm chất sáng ngời của nhân vật lão Hạc: lòng yêu thương con vô bờ bến, đức hi sinh, lòng tự trọng cao.
Câu 3 (trang 62 sgk Văn 7 Tập 2): Công dụng của văn chương theo quan niệm của Hoài Thanh là:
– Văn chương phản ánh cuộc sống. Văn chương sáng tạo ra sự sống (tức là: Cuộc sống của con người, của xã hội vốn là “thiên hình vạn trạng”. Văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó. Văn chương dựng lên những hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà hiện tại chưa có hoặc chưa đủ mức cần có để mọi người phấn đấu xây dựng, biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai) mà sự sáng tạo đó phải bắt nguồn từ cảm xúc yêu thương tha thiết, rộng lớn của nhà văn. “Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng … cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?” → khơi dậy những trạng thái cảm xúc của con người.
– “Văn chương gây cho ta những tình cảm … rộng rãi đến trăm nghìn lần” → rèn luyện, mở rộng thế giới tình cảm của con người, làm giàu tình cảm của con người.
Câu 4 (trang 62 sgk Văn 7 Tập 2):
a. Văn bản ” Ý nghĩa của văn chương” thuộc thể loại nghị luận văn chương.
b. Đặc sắc trong văn nghị luận của Hoài Thanh: lập luận chặt chẽ, sáng sủa, giàu cảm xúc.
Một đoạn để chứng minh: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần.
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có được thể hiện ở chỗ sức mạnh của văn chương.
Đối với tác phâm ” tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố, đọc tác phẩm ta sẽ thấy được cuộc sống khốn khổ của người nông dân trước cách mạng tháng Tám, khiến ta căm ghét chế độ thực dân Phong kiến đẩy nhân dân ta vào cảnh nột cổ đôi tròng. Đồng thời ta cũng bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ đối vơi số phận người nông dân đặc biệt là nhân vật chị Dậu.
Nguồn gốc của văn chương xuất phát từ cuộc sống muôn hình vạn trạng, gây cho ta những tình cảm ta không có, bồi đắp cho tình cảm của con người trở nên phong phú hơn, đời sống tinh thần đẹp hơn.