/tmp/zlbwo.jpg
Bố cục
– 3 phần
+ Đoạn 1 (Câu 1- 13): Bức tranh thiên đường nơi mặt đất
+ Đoạn 2 (Câu 14 – 29): Ý thức sâu sắc sự chảy trôi của thời gian và tiếc nuối tuổi trẻ, tình yêu
+ Đoạn 3 (Còn lại): Lời thúc giục sống vội vàng, mãnh liệt, hết mình
Câu 1 (SGK /23)
– Bài thơ có thể chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1 (Câu 1- 13): Bức tranh thiên đường nơi mặt đất
+ Đoạn 2 (Câu 14 – 29): Ý thức sâu sắc sự chảy trôi của thời gian và tiếc nuối tuổi trẻ, tình yêu
+ Đoạn 3 (Còn lại): Lời thúc giục sống vội vàng, mãnh liệt, hết mình
Câu 2 (SGK/23)
– Nhà thơ quan niệm về thời gian trôi qua nhanh chóng, một đi không trở lại chứ không như một vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại, tức nhà thơ đã lấy cá nhân con người làm thước đo chứ không dùng vũ trụ làm thước đo
– Vì thời gian của nhà thơ quan niệm gắn liền với mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu, mà tuổi trẻ, tình yêu thì hữu hạn trước thời gian cuộc đời vô chung vô thủy. Một khi tuổi trẻ, tình yêu của con người qua đi, tức cũng không còn ý nghĩa. Bởi vậy, nhà thơ có tâm trạng vội vàng, cuống quýt trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian
Câu 3 (SGK /23)
– Hình ảnh thiên nhiên, sự sống quen thuộc qua lăng kính độc đáo của tác giả:
+ Cảm nhận vào những thời điểm đẹp đẽ nhất, thời điểm khởi đầu: “buổi sớm”, “tuần tháng mật”, “tháng giêng”
+ Những hình ảnh, màu sắc, âm thanh được cảm nhận luôn đẹp, tươi mới và đầy sức sống: “ong bướm”, “hoa của đồng nội xanh rì”, “lá của cành tơ”, “khúc tình si”, “ánh sáng chớp hàng mi” ⇒ những sự vật gắn với mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu
– Nét mới trong quan niệm của Xuân Diệu về cuộc sống, tuổi trẻ, hạnh phúc: khoảng thời gian đẹp đẽ nhất trong đời người là khoảng thời gian của tuổi trẻ và tình yêu
⇒ niềm hạnh phúc trong cuộc đời chính là được sống thật trọn vẹn với tình yêu, tuổi trẻ
Câu 4 (SGK/23)
– Hình ảnh: mây đưa, gió lượn, cánh bướm, non nước, cây, cỏ rạng, tình yêu, nụ hôn, xuân hồng… ⇒ hình ảnh quyến rũ,tươi trẻ, lãng mạn, tràn đầy sức sống
– Ngôn ngữ: động từ mạnh xuất hiện với mức độ tăng dần: ôm – riết – say – thâu – cắn …, tính từ chỉ mức độ: Chếnh choáng…đã đầy…no nê…, điệp từ : tôi muốn, và
– Nhịp thơ cuồng nhiệt và gấp gáp, nhanh, hối hả
– Hình ảnh độc đáo nhất: “Xuân hồng” – hình ảnh cảm giác như khó định hình nhưng đã bao gồm tất cả những gì tươi ngon nhất của cuộc đời, của tuổi trẻ, tình yêu
– Giải thích nhận định của nhà phê bình Vũ Ngọc Phan:
+ Đề cập tới nguồn cảm hứng về yêu đương và tuổi trẻ của Xuân Diệu, lúc nào trong thơ ông, dù vui hay buồn, ta cũng thấy niềm khát khao mãnh liệt vào tình yêu và tuổi trẻ
+ Xuân Diệu đã nói về niềm khát khao này trong thơ chân thật và thấm thía
– Chứng minh qua Vội vàng
+ Tình yêu cuộc sống trần thế thiết tha, niềm sướng trước vẻ đẹp của sống tươi trẻ
+ Xuân Diệu nhìn nhận mối quan hệ giữa tuổi trẻ và tình yêu và bày tỏ niềm khát khao sống vội, sống gấp để tận hưởng trọn vẹn tình yêu và tuổi trẻ
+ Ngay cả khi Xuân Diệu vui sướng trước tình yêu nơi trần thế hay khi ông ngậm ngùi nhận ra tình yêu tuổi trẻ hữu hạn trước cuộc đời, vẫn không hề mất đi trong ông niềm tin yêu và khát khao mãnh liệt
+ Tâm trạng ấy phù hợp với tâm trạng của bất cứ một “người trẻ”, một “thanh niên” nào
Giá trị nội dung, nghệ thuật
Nội dung
Bài thơ là nơi bày tỏ nỗi lòng của Xuân Diệu , niềm vui sướng khi nhận ra vẻ đẹp của tình yêu và tuổi trẻ nhưng cũng đồng thời thấy được sự hữu hạn trước thời gian cuộc đời. Qua đó, ông đưa ra lời giục giã sống vội vàng, gấp gáp, hết mình với tình yêu tuổi trẻ
Nghệ thuật
+ Thơ sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, nghệ thuật nhân hóa, động từ mạnh,…
+ Kết hợp giữa mạch cảm xúc và mạch luân lí
+ Giọng điệu sôi nổi, say mê
+ Sáng tạo ngôn từ và hình ảnh độc đáo