/tmp/yiylm.jpg
Nội dung bài viết
Xem thêm Tóm tắt: Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)
– Phần 1 (từ đầu … bao giờ chết thì thôi): tâm trạng và hoàn cảnh sống của Mị
– Phần 2 (tiếp … đánh nhau ở Hồng Ngài): hoàn cảnh của A Phủ
– Phần 3 (còn lại): cuộc tự giải thoát của Mị và A Phủ
Câu 1 (trang 14/15 sgk Văn 12 Tập 2):
* Cảnh ngộ bị bắt về làm dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra
– Mị là cô gái trẻ trung xinh đẹp hiếu thảo với cha mẹ
– có tài thổi sáo khiến nhiều người say mê
=> Mị đáng được hưởng cuộc sống hạnh phúc
– Thế nhưng trong đêm tình mùa xuân Mị lại bị cha con thống lí Pá Tra lập mưu bắt về làm dâu gạt nợ vì món nợ cha mẹ cô đã vay của thống lí khi họ lấy nhau
* Cuộc sống bị đọa đày tủi cực ở nhà thống lí Pá Tra
– Những đọa đày khiến Mị chết dần chết mòn
+ Mị bị bóc lộ sức lao động thậm tệ, bị trói chặt vào một núi công việc, cuộc sống của cô khổ hơn trâu ngựa
+ bị tước đoạt mọi quyền sống tối thiểu: không được đi chơi trong ngày Tết, không được uống rượu, không được thổi lửa hơ tay
+ bị A Sử đánh đập vô cớ dã man
– Biểu hiện của sự chết dần chết mòn ở Mị
+ dần dần ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi, không còn khóc lóc hay nghĩ đến tự tử nữa
+ càng ngày Mị càng ít nói, cúi mặt không nghĩ ngợi nữa
=> Mị hoàn toàn cam chịu nhẫn nhục lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa, vật vờ như cái xác không hồn
* Diễn biến tâm trạng và hành động
– Trong đêm tình mùa xuân:
+ nghe thấy tiếng sáo trong không khí Tết tưng bừng tâm hồn Mị thức tỉnh: nhẩm hát, uống rượu, hồi tưởng về quá khứ, nổi loạn muốn đi chơi
+ rồi Mị vào buồng, quá khứ hiện tại va đập dữ dội=> nảy lên ý nghĩ muốn tự tử, nhưng đúng lúc này tiếng sáo lại vang lên trở thành cứu tinh của Mị
+ Mị sửa soạn đi chơi, bị A Sử đánh đạp tàn bạo dã man, nhưng sức sống tiềm tàng trong Mị không bị bóp chết, nó vẫn trỗi dậy mãnh liệt trong hành động vùng bước đi
+ nhưng cuối cùng sức mạnh ấy vẫn chưa đủ mạnh để Mị vùng lên bởi thế sáng hôm sau Mị bàng hoàng tỉnh trong sự cam chịu
– Trong đêm đông cứu A Phủ:
+ lúc đầu khi dậy thổi lửa hơ tay, nhìn thấy A Phủ bị trói Mị thản nhiên, vô cảm
+ giọt nước mắt của A Phủ khiến Mị nhớ quá khứ, Mị thấy thương thân, thương người, rồi Mị lên tiếng kết án tội ác của cha con thống lí Pá Tra
+ Mị cắt dây trói cứu A Phủ
+ hốt hoảng nghẹn lại, Mị đứng lặng trong bóng tối, rồi Mị vùng chạy theo A Phủ
=> sức sống tiềm tàng trong Mị đã trỗi dậy mãnh liệt, triệt để nhất không gì có thể hủy diệt được
Câu 2 (trang 15 sgk Văn 12 Tập 2):
– Ấn tượng về nhân vật A Phủ
+ xuất thân là chàng trai mồ côi nghèo
+ phẩm chất: khỏe mạnh, ngay thẳng, chính trực, chăm chỉ, yêu lao động
+ vì đánh A Sử, A Phủ bị bắt bị ép làm nô lệ cho nhà thống lí Pá Tra
+ trở thành nô lệ, A Phủ bị bóc lột sức lao động vào những công việc nặng nhọc nguy hiểm, tính mạng bị coi rẻ hơn cả một con bò
+ tính cách:
* cuộc sống bất hạnh từ nhỏ đã hun đúc cho A Phủ, sức sống mạnh mẽ, ham tự do và tính cách gan góc: hành động trốn khi bị bán lúc nhỏ, đánh A Sử,……
* khát vọng sống mãnh liệt: hành động vùng lên chạy
– Điểm khác biệt trong bút pháp miêu tả nhân vật Mị và A Phủ của tác giả;
+ Mị được miêu tả chủ yếu qua dòng ý nghĩ, tâm tư=> nhân vật của nội tâm phức tạp
+ A Phủ lại được miêu tả chủ yếu qua hành động, lời nói=> nhân vật của hành động
Câu 3 (trang sgk Văn 12 Tập 2):
– Những nét độc đáo trong quan sát và diễn tả của tác giả về đề tài miền núi
+ nghệ thuật trần thuật linh hoạt, hấp dẫn, tự nhiên
+ xây dựng được tình huống truyện hấp dẫn, hình tượng nhân vật điển hình
+ có biệt tài miêu tả nội tâm nhân vật khiến nhân vật của ông thật hơn con người thật
+ nghệ thuật tả cảnh phong tục sinh động , đặc sắc nhất là trong cảnh sự kiện khắc họa chân thực cuộc sống đen tối của người dân đằng sau những tục lệ đó
Giá trị nhân đạo của tác phẩm:
– Cảm thông thương xót số phận nô lệ, cay đắng tủi nhục của những người dân miền núi
– Tố cáo, lên án bộ mặt tàn bạo thối nát của giai cấp thống trị
– Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp và những khát vọng chân chính: tự do, tình yêu, hạnh phúc
– Phát hiện và trân trọng sức sống tiềm tàng trong những con người khốn khổ ấy