/tmp/rnfdv.jpg
Đề 1: Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ (tiểu thuyết Tắt Đèn của Ngô Tất Tố)
a. Mở bài
– Giới thiệu tác giả Ngô Tất Tố
– Tác phẩm Tắt đèn.
– Chị Dậu – người phụ nữ nông dân nghèo khổ, cần cù lao động, giàu tình thương yêu chồng con, dũng cảm chống lại cường hào.
b. Thân bài
– Hoàn cảnh của chị Dậu
+ Người nông dân nghèo khổ
+ Chị phải bán chó, bán con để nộp siu thuế cho em chồng đã mất và chồng.
+ Siu cao thuế nặng, chị nghèo mãi nghèo khổ
→ Người phụ nữ đáng thương, khốn khổ, bị đẩy vào đường cùng.
– Đức tính tốt đẹp của chị Dậu
+ Chị yêu chồng, thương con; luôn săn sóc, chăm lo cho gia đình.
+ Chăm chỉ làm lụng, không vì đói nghèo mà tha hóa bản thân.
+ Chị là người cứng cỏi, dũng cảm, có tinh thần phản kháng cao.
+ Không chịu khuất phục cường hào, vùng lên khi bị ép vào đường cùng.
– Chuyển biến trong diễn biến tâm lí của chị
+ Gọi “ông” xưng “cháu”, sau đó là “tôi” với “ông” cuối cùng là “bà/chồng bà” với “mày”
+ Đánh mấy tên lính để bảo vệ chồng.
→ Chuyển từ nhẫn nhịn sang tới phản kháng.
→ Có tinh thần phản kháng chống cường hào cao.
→ Vẻ đẹp sức mạnh tiềm tàng của người phụ nữ Việt Nam.
c. Kết bài
– Chị Dậu là hiện thân biểu tượng cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam luôn mạnh mẽ, yêu chồng thương con, cần cù chịu khó và không bao giờ khuất phục cường quyền.
Đề 2: Số phận và tính cách nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.
a. Mở bài
– Giới thiệu tác giả: Nam Cao là nhà văn hiện thực viết về người nông dân tiêu biểu của Việt Nam thế kỉ XX.
– Lão Hạc là chuyện ngắn nổi tiếng của nhà văn kể về số phận và cuộc đời của nhân vật Lão Hạc.
– Lão Hạc là một con người có số phận bi kịch, bị đẩy vào đường cùng, đứng trên bờ vực của xã hội nhưng luôn sống cao đẹp, dù chết đói cũng không để bản thân mình bị tha hóa.
b. Thân bài
– Hoàn cảnh của Lão Hạc
+ Vợ mất sớm, một mình gà trống nuôi con.
+ Con trai lớn nhưng vì nghèo quá không có tiền lấy vợ nên quẫn chí bỏ đi đồn điền cao su.
+ Lão sống một mình với con chó – tên Cậu Vàng mà con trai mua để lại.
+ Yêu thương chăm sóc cậu Vàng như người thân của mình.
+ Dù nghèo đói nhưng quyết không bán vườn để con trai có “mảnh đất cắm dùi”
+ Cuộc sống quá túng quẫn, ngay cả cậu Vàng cũng phải bán đi, cuối cùng Lão Hạc đã tự tử bằng bả chó.
– Số phận của Lão Hạc
→ Số phận bi kịch.
→ Phải sống một mình khi già cả cho đến lúc chết không có người thân bên cạnh
→ Cái nghèo đói khiến cuộc đời lão lâm vào đường cùng
→ Chết bằng bả chó trong đau đớn tuyệt vọng
– Tính cách của Lão Hạc
→ Một người nông dân cần cù chịu khó.
→ Một người cha yêu con, dù chết cũng giữ lại cho con “mảnh đất cắm dùi”.
→ Một con người chân chất, thật thà, lương thiện: thấy buồn, xót xa khi phải lừa một con chó.
→ Thà chết bằng bả chó cũng không muốn bản thân vì đói khổ mà tha hóa
→ Nhân cách sống cao đẹp, biểu tượng cho tâm hồn, đức tính cảu người nông dân Việt Nam.
c. Kết bài
– Nam Cao đã thành công khi khắc họa một Lão Hạc – số phận bi kịch nhưng nhân cách sống cao đẹp.
Đề 3: Lấy nhan đề “Tình đời trong chiếc lá” em hãy viết một bài văn nêu suy nghĩ của mình về đoạn trích truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri.
a. Mở bài
– Giới thiệu tác giả O Hen-ri
– Tác phẩm Chiếc lá cuối cùng
– Qua chi tiết chiếc lá, O Hen-ri đã vẽ nên một bức tranh sống động về tình người, “tình đời trong chiếc lá”
b. Thân bài
– Tóm tắt câu chuyện
– Tình người ấm áp
+ Tình cảm giữa người với người của ông họa sĩ già và Giôn-xi cùng Xiu.
+ Xiu luôn động viên chăm sóc tiếp thêm động lực sống cho Giôn-xi.
+ Ông họa sĩ đã vẽ chiếc lá kia nhằm để cô gái trẻ có thêm động lực sống, chiến đấu với bệnh tật.
– Tình đời trong chiếc lá
+ Cả đời mình, ông họa sĩ chưa thể tạo nên một kiệt tác nghệ thuật. Nhưng chiếc lá ông vẽ đã cứu sống một người đang ở bờ vực tuyệt vọng, đang đứng giữa ranh giới sống chết là Giôn-xi có thêm động lực sống.
→ Chiếc lá giống y như thật ⇒ kiệt tác cuối đời của họa sĩ già.
→ Đó chính là kiệt tác của tình người bởi nó được vẽ bằng tình yêu thương con người ⇒ Chiếc lá chứa đựng tình người
→ Chiếc lá mang theo ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
– Nghệ thuật
+ Nghệ thuật xây dựng tình huống đảo: một người sắp chết lại sống còn người đang sống khỏe mạnh là đột ngột qua đời.
+ Nghệ thuật diễn tả tâm lí nhân vật
c. Kết bài
– Câu chuyện là bức tranh “tình đời trong chiếc lá”, thông qua chi tiết chiếc lá để nói lên tình người chính là điều kì diệu trong cuộc sống, đem lại động lực sống cho con người.
Đề 4: Vẻ đẹp mơ mộng và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Mây và sóng của Ta-go.
a. Mở bài
– Giới thiệu về Ta-go: nhà thơ hiện đại nổi tiếng của Ấn Độ.
– Mây và sóng là câu chuyện của một cậu bé trước lời mời gọi của mây và sóng nhưng tình cảm dành cho mẹ của cậu bé đã giúp cậu quên đi sự cám dỗ của những cuộc vui để ở bên mẹ.
b. Thân bài
– Vẻ đẹp mơ mộng
+ Vẻ đẹp của khung cảnh thiên nhiên: buổi bình minh, chiều tà,… bầu trời xanh, mây trắng, vẻ đẹp thế giới xung quanh.
+ Những câu thơ hồn nhiên, đáng yêu, nhí nhảnh… cho thấy sự dễ thương và sự tưởng tượng phong phú của cậu bé.
+ Những con sóng biếc xanh rì, rìa biển cả,…
– Ý nghĩa sâu sắc
+ Tình yêu mẹ sâu sắc của cậu bé
+ Tình yêu ấy giúp cậu vượt qua mọi cám dỗ để nghĩ ra nhiều trò chơi cùng với mẹ.
+ Luôn luôn muốn được ở bên mẹ.
c. Kết bài
– Bài thơ là những lời ngây ngô, đáng yêu chứa đựng tình yêu của cậu bé dành cho mẹ của mình.
Đề 5: Bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh.
a. Mở bài
– Giới thiệu về Hồ Chí Minh
– Bài thơ Tức cảnh Pác Bó
b. Thân bài
– Viết lại bài thơ
– Thời gian, không gian sáng tác bài thơ.
+ Năm 1941, Bác về nước trực tiếp chỉ đạo kháng chiến sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước
+ Thời gian này, Bác ở Pác Bó. Tại đây thì hoàn cảnh rất thiếu thốn, khó khăn: thời tiết, chỗ ở, ăn uống,…
– Ba câu thơ đầu: Cảnh sinh hoạt của Bác tại Pác Bó
+ Câu thơ đầu: Sáng ra bờ suối, tối vào hang
→ Nơi ở của Bác: Một hang nhỏ bên bờ suối
→ Nơi ở ấm ướt trong cái thời tiết rét mướt của núi rừng
→ Sự khó khăn, gian khổ của kháng chiến
+ Câu 2: Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
→ Bữa ăn nơi rừng núi đạm bạc chỉ quanh quẩn: cháo ngô, măng đắng, rau rừng…
→ Sự lạc quan của Bác
+ Câu 3: Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
→ Bàn đá chông chênh là nơi làm việc của Bác
→ “Chông chênh” sự không chắc chắn
→ Sự chông chênh ở đây nói đến con đường làm Cách Mạng
→ Sự cam go của tình hình trong nước và thế giới lúc bấy giờ: phe phát-xít đang toàn thắng trên cách mặt trận còn Cách Mạng Việt Nam đang non trẻ.
→ Nhưng trong hoàn cảnh ấy, Bác vẫn bình tĩnh dịch lịch sử Đảng ⇒ cho cán bộ ta học tập và truyền bá tư tưởng.
– Câu thơ cuối: Cuộc đời cách mạng thật là sang
+ Con người hòa vào Thiên nhiên: suối, hang, cháo ngô, rau rừng, măng đắng…
+ Trong khó khăn gian khổ, nhưng vẫn luôn lạc quan, tin vui
c. Kết bài
– Bài thơ tứ tuyệt, nhịp điệu linh hoạt
– Cuộc sống của Người trong thời gian mới về nước gian khổ nhưng vẫn lạc quan.
Đề 6: Trình bày suy nghĩ về khổ thơ kết thức bài Ánh trăng của Nguyễn Duy.
a. Mở bài
– Giới thiệu tác giả Nguyễn Duy
– Bài thơ Ánh trăng
– Khổ thơ cuối là lời kết chứa đựng toàn bộ những triết lí sâu sắc của bài thơ.
b. Thân bài
– Hình ảnh “vầng trăng”, “ánh trăng” đi xuyên suốt bài thơ, gắn bó và trở thành tri kỉ của tác giả trong suốt một thời gian dài.
– Nhưng rồi những vẻ đẹp quá khứ bị lấn át, lu mờ, bị lãng quên như “người dưng nước lã”
– Chép lại khổ thơ:
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.
– Vầng trăng và ánh trăng vẫn luôn mãi ở đó, vẹn nguyên tình nghĩa, vẫn đẹp thanh bạch dù cho con người có vô tình, có lạnh lùng.
+ Những giá trị quá khứ vẫn còn mãi với thời gian dù cho năm tháng có qua đi.
+ Ánh trăng vẹn nguyên tình nghĩa khiến con người thấy day dứt, hối hận với chính lương tâm mình.
+ Ánh trăng khiến con người phải tự vấn bản thân.
– Ánh trăng im lặng trước sự vô tình của con người, bao dung cho con người.
+ Sự bao dung, im lặng trước sự bội bạc của con người của vầng trăng lại như một lời trách cứ nghiêm khắc.
+ Càng khiến con người thêm day dứt, xấu hổ vì sự bội bạc vô tình của chính mình.
→ Lời gửi gắm tới mọi người nên trân trọng quá khứ.
c. Kết bài
– Khổ thơ cuối đã kết thúc bài thơ một cách trọn vẹn, thể hiện ý nghĩa sâu sắc của bài thơ.
Đề 7: Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
a. Mở bài
– Giới thiệu về Bằng Việt
– Bài thơ Bếp lửa
– Bếp lửa là hình ảnh biểu trưng cho sự ấm áp của gia đình.
b. Thân bài
– Bếp lửa hiện lên nồng nàn trong tình cảm, dạt dào trong cảm xúc.
– Bếp lửa gắn liền với mỗi kỉ niệm của tuổi thơ.
+ Những kỉ niệm với bà
+ Hình ảnh của bà lúc nào cũng như hiện ra.
+ Những hình ảnh bình dị gần gũi của tuổi thơ.
– Tình cảm bà cháu thiết tha, nồng đậm
+ Người bà luôn yêu thương, chăm chút cho đứa cháu.
+ Bếp lửa của bà nhen nhóm sự sống.
+ Bà phải chịu đựng rất nhiều những mất mát hi sinh.
+ Bếp lửa của bà đã thắp sáng và sưởi ấm cho tâm hồn của đứa cháu.
+ Đứa cháu yêu bà, tuy lớn lên không được ở gần bà nhưng mà lúc nào cũng luôn nhớ đến bếp lửa của bà, nhớ tới bà.
c. Kết bài
– Bếp lửa với lời thơ cảm động đã khắc họa hình ảnh bà và bếp lửa với tình cảm dạt dào.
– Từ đó nói lên: Tình yêu quê hương, đất nước bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất.