/tmp/irdos.jpg
Đề 1: Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ (Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng).
a. Mở bài: Giới thiệu dẫn dắt vào vấn đề (giới thiệu về Nguyên Hồng và đoạn trích, nêu lên cảm nhận về tình mẫu tử)
– Tác phẩm ghi lại những ngày tuổi thơ đầy cay đắng của Nguyên Hồng.
– Những ngày thơ ấu gồm 9 chương, đăng trong báo năm 1938, in thành sách lần đầu năm 1940.
– Đoạn trích Trong lòng mẹ là chương IV của tác phẩm. Đoạn trích là mẩu chuyện đầy cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng.
b. Thân bài
– Giới thiệu hoàn cảnh của Nguyên Hồng
+ Nguyên Hồng mồ côi cha từ nhỏ, mẹ phải đi kiếm sống khắp nơi, tha phương cầu thực.
+ Cậu bé phải sống trong sự ghẻ lạnh của người cô.
+ Lúc nào cậu bé cũng nhớ mẹ, khát khao được gặp mẹ, sống trong tình mẹ.
– Tình cảm Nguyên Hồng dành cho mẹ
+ Bé Hồng luôn nhớ đến và nghĩ đến mẹ trong suốt khoảng thời gian mẹ đi kiếm sống xa nhà.
+ Cậu đau khố khi biết mẹ phải sống trong nghèo khổ.
+ Tình yêu mẹ lại cành đong đầy, mãnh liệt hơn khi người cô cay nghiệt luôn nói xấu mẹ mình.
+ Tình cảm ấy bền vững không thay đổi trước những lời nói xấu, chia rẽ của những người trong gia đình.
+ Cậu vui mừng khôn xiết khi thoáng nhìn thấy một người phụ nữ ngồi trên xe và đã nghĩ ngay đó là mẹ mình.
– Tình cảm của mẹ dành cho bé Hồng
+ Bỏ ngoài ta những lời cay nghiệt của miệng đời để về nhà trong ngày giỗ đầu của chồng cốt để được gặp con.
+ Luôn mong được sống bên con để có thể yêu thương, chăm sóc con.
– Suy nghĩ của bản thân về tình mẫu tử thiêng liêng
+ Tình mẫu tử luôn luôn là tình cảm thiêng liêng, sâu sắc nhất.
+ Trong hoàn cảnh éo le, tình cảm đó càng trở nên sâu sắc, mãnh liệt.
+ Tình cảm đó giúp cho người mẹ và bé Hồng có niềm tin để vượt lên hoàn cảnh khốn khó của mình mà tiếp tục
c. Kết bài
– Tình mẫu tử luôn cao đẹp và thiêng liêng.
– Câu chuyện đã khẳng định vẻ đẹp tình mẫu tử và khẳng định tình mẫu tử là nguồn động lực để vượt lên tất cả và vui sống.
Đề 2: Truyện ngắn Làng của Kim Lân đã gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp?
a. Mở bài
– Giới thiệu tác giả Kim Lân
– Giới thiệu tác phẩm Làng
– Những chuyển biến trong tình cảm của người nông dân Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp
b. Thân bài
– Tóm tắt câu chuyện
– Tình yêu dành cho làng
• Ông Hai không muốn đi tản cư
+ Yêu mảnh đất quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của mình
+ Muốn sống mãi với quê hương, gắn bó như máu như thịt.
+ Ông muốn chết trên mảnh đất quê hương chứ không muốn tản cư
→ Tình yêu đất nước ẩn sâu trong tình yêu làng quê, thói quen sống gắn bó với quê hương. Nhưng trong ông dần có sự thay đổi, cuối cùng gia đình ông Hai cũng lưu luyến ra đi
• Ở nơi tản cư
+ Ở nơi tản cư vẫn luôn nhớ về làng Chợ Dầu của ông, nhớ từng nếp nhà, lũy tre, nhớ con người quê ông.
+ Ông đi đầu cũng kể về cái làng Chợ Dầu của mình.
→ Tình cảm yêu làng quê rất chân chất, thật thà, chất phác và trong sáng.
– Sự đấu tranh khi nghe tin làng theo giặc
+ Đùng một cái, ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc
→ Bàng hoàng, không tin đó là sự thật
→ Sự đau đớn xót xa về làng, sự phản bội của nơi sinh thành.
→ Nỗi tục nhục đặt nặng lên ông.
+ Nơi ông gửi gắm cả tâm hồn, nơi ông yêu nhất, muốn gắn bó nhất, khiến ông tự hào nhất khiến ông đau đớn và sụp đổ
+ Đấu tranh giữa tình yêu làng và yêu nước ⇒ tình yêu nước mãnh liệt hơn ⇒ Ông tin yêu theo Đảng, theo cụ Hồ ⇒ Không vì làng mà bỏ kháng chiến.
+ Tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính khiến ông như trút đi gánh nặng, khiến ông lại càng yêu làng, yêu nước.
→ Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai là tiêu biểu cho tình cảm của người nông dân có ý thức giác ngộ cao.
→ Tình yêu làng trong mối quan hệ với tình yêu đất nước, tình yêu làng quyện vào tình yêu nước, thống nhất và thêm một sâu đậm.
→ Đó chính là chuyển biến trong tình cảm của người nông dân trong gia đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp.
c. Kết bài
– Tình yêu làng yêu nước của người nông dân trong kháng chiến chống Pháp cũng là những đúc kết của Kim Lân với cuộc sống.