Soạn bài Viết bài tập làm văn số 5: Văn lập luận chứng minh ngắn nhất


Soạn bài Viết bài tập làm văn số 5: Văn lập luận chứng minh

Đề 1: Ít lâu nay, một số bạn trong lớp em có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!

I. MB: Giới thiệu luận điểm.

Luận điểm: Việc học tập trong cuộc sống là vô cùng quan trọng. Đây là việc cần thực hiện khi còn trẻ vàtrong suốt cuộc đời sau này. Ít lâu nay, một số bạn trong lớp em có phần lơ là học tập. Em đã cố gắng thuyết phục các bạn và cũng như tự nhắc nhở mình: Nếu khi ta còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!

II. TB

1. Giải thích vấn đề:

– Học tập là vừa tiếp thu kiến thứ dưới sự hướng dẫn của thầy cô vừa luyện tập…(liên hệ với từ “học hỏi”,”học hành”…)

– Kiến thức của nhân loại bao la, mênh mông như biển cả, còn sự hiểu biết của mỗi người chúng ta chỉ như giọt nước…

2) Chứng minh bằng lí lẽ và dẫn chứng:

Dẫn chứng xưa: Trần Minh, để thấy sự nghèo khó, cực khổ của ông nhưng ông vẫn thành công trong việc học và đã thành Trạng Nguyên.

– Dẫn chứng ngày nay: Tấm gương Bác Hồ

– Học tập giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừ không thể vượt qua được: Thầy Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay, học viết bằng chân…

– Dẫn chứng thơ văn:”Một rương vàng không bằng một nang chữ” “Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc”.

III. KB: Bày tỏ quan điểm của em về vấn đề:

Luận điểm: Khuyên các bạn trong lớp không nên lơ là học tập mà phải chịu khó học khi còn trẻ thì lớn lên mới làm được việc có ích, làm được việc lớn

Xem thêm:  Nhận xét về nghệ thuật tả cảnh và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ “Chiều tối”.

Đề 2: Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuốc sống của chúng ta.

I. MB: Giới thiệu vấn đề: Vai trò của rừng đối với cuộc sống của chúng ta: Rừng mang lại cho con người chúng ta những nguồn lợi vô cùng to lớn về vật chất. Và hơn thế nữa, thực tế cho thấy rằng, cao hơn cả giá trị vật chất, rừng còn là chính cuộc sống của chúng ta.

II.TB.

1. Giải thích:

– Rừng là gì : Là khu bảo tồn toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên của con người.

– Rừng chia làm nhiều loại: Rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng dân sinh…

2. Chứng minh vai trò của rừng đối với cuộc sống của con người:

– Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ những nguồn lợi kinh tế to lớn mà rừng đem lại cho con người

      + Rừng cho gỗ quý, dược liệu, thú, khoáng sản,…

      + Rừng thu hút khách du lịch sinh thái.

– Chứng minh rừng đã góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng.

      + Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù

      + Rừng đã cùng con người đánh giặc

      + Rừng là ngôi nhà chung của muôn loài thực vật, trong đó có những loài vô cùng quý hiếm. Ngôi nhà ấy không được bảo vệ, sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ về mặt sinh thái.

      + Rừng là lá phổi xanh. Chỉ riêng hình ảnh lá phổi cũng đã nói lên sự quan trọng vô cùng của rừng với cuộc sống con người.

      + Rừng ngán nước lũ, chống xói mòn, điều hòa khí hậu. Hầu như mọi hiện tượng bất thường của khí hậu đều có nguồn gốc từ việc con người không bảo vệ rừng. Ở Việt Nam chúng ta, suốt từ Bắc chí Nam, lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miên trong nhiều năm qua là bởi rừng đã bị con người khai thác, chặt phá không thương tiếc.

Xem thêm:  Soạn bài Luyện tập viết bản tin ngắn nhất

III. KB.

– Khẳng định lại vai trò to lớn của rừng

– Khẳng định ý nghĩa của việc bảo vệ rừng

– Nêu trách nhiệm cụ thể: bảo vệ rừng tức là khai thác có kế hoạch; không chặt phá, đốt rừng bừa bãi; trồng rừng, khôi phục những khu rừng bị tàn phá.

Đề 3: Dân gian ta có câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy viết một bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.

I. MB

– Nêu ra vai trò các câu tịc ngữ

– Giới thiệu câu tục ngữ.

– Nêu ý kiến của bài

II. TB

a. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:

– Nghĩa đen.

– Nghĩa bóng.

– Ý nghĩa tổng quát của câu tục ngữ là gì?

b. Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ bằng việc đưa ra các dẫn chứng trong thực tế mà em biết.

c.Mở rộng câu tục ngữ.

– Câu tục ngữ là một chân lí nhưng còn mang tính cực đoan.

– Cũng có những trường hợp: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.

– Câu tục ngữ chỉ đúng với những người luôn có ý thức học hỏi.

d. Bàn bạc vấn đề: Về ý kiến mà bạn đã nêu, có thể khẳng định: ý kiến đó tuy có phần đúng nhưng không thể khẳng định tuyệt đối như vậy được.

III. KB: Tán thành phần đúng trong ý kiến mà bạn nọ đã nêu. Nhưng cần khẳng định tính đúng đắn theo hướng thuận chiều của câu tục ngữ, bởi đó là một chân lí đã được thực tế chứng minh.

Đề 4: Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.

I.MB

– Giới thiệu vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người; vai trò quan trọng, giành được nhiều sự quan tâm của con người.

Xem thêm:  Kể một câu chuyện về thật thà, trung thực trong đời sống năm 2021

II. TB

– Môi trường sống là gì? ( những điều kiện vật chất bao quanh sự sống của con người: đất, nước, không khí…)

– Vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người:

      + Tạo điều kiện vật chất cho cuộc sống con người: không khí để thở, nước để uống, cây xanh cung cấp ô-xi…

      + Bảo vệ sức khỏe con người: Môi trường trong lành ngăn cản sự phát triển của các vi sinh vật có hại ( không khí sạch ngăn cản vi khuẩn, virus, nước sạch ngăn cản của bọ gậy, muỗi…)

– Những hành động thiếu ý thức của con người làm tổn hại đến môi trường sống và tác hại của chúng:

      + Xả rác bừa bãi làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí.

      + Rác thải công nghiệp làm ô nhiễm không khí, thủng tầng ô-zôn, xói mòn đất…

– Tính cấp thiết của việc bảo vệ, gìn gữ môi trường sống trong lành: môi trường sống trong nhiều năm trở lại đây bị ô nhiễm và tổn hại nghiêm trọng vì vậy đòi hỏi con người phải có những biện pháp cấp thiết bảo vệ môi trường sống.

III.KB.

– Bài học rút ra cho bản thân, những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống: không xả rác bừa bãi, bảo vệ rừng và cây xanh…

Đề 5: Hãy chứng tỏ rằng Bác Hồ sống vô cùng giản dị, thanh bạch.

I.MB

– Giới thiệu tầm vóc của Bác Hồ và niềm yêu kính Bác của nhân dân.

– Giới thiệu lối sống giản dị, thanh bạch của Bác.

II.TB

– Chứng minh Bác có lối sống giản dị và thanh bạch.

      + Trong sinh hoạt:

• Đời sống vật chất

• Đối xử với mọi người

      + Trong sáng tác nghệ thuật

III. KB

Khẳng định lại những phẩm chất tốt đẹp của Bác Hồ. Những phẩm chất ấy đáng để chúng ta học tập, noi theo.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu