/tmp/ngjhe.jpg
Đề 1. Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi mà em yêu thích.
a) Mở bài
– Giới thiệu con vật nuôi mà em yêu thích: có thể là con chó, con mèo,..
– Kỉ niệm của em với con vật nuôi đó.
b) Thân bài
– Con vật nuôi đó có tự bao giờ, đến với em trong hoàn cảnh nào?
+ Ba năm trước em được tặng sinh nhật
+ Bố mẹ mua thưởng học sinh giỏi
+ Sang nhà bác chơi thích quá nên bác tặng,…
– Hình dáng con vật nuôi:
+ Cân nặng
+ Màu sắc
+ Đặc điểm
– Kỉ niệm của em với con vật nuôi đó
+ Có lần nó bị đi lạc, em đi tìm suốt mấy ngày trời, sau nó cũng tìm được đường về (miêu tả tâm trạng, cảm xúc của bản thân,..)
+ Nếu là con chó thì có lần em bị ngã xuống hồ nước, nó đã đi gọi người đến cứu,..
– Tình cảm của em đối với con vật nuôi đó.
c) Kết bài
– Em rất yêu quý và trân trọng con vật nuôi đó.
– Sẽ chăm sóc nó thật tốt vì nó như người bạn của em.
Đề 2. Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy cô giáo buồn.
a) Mở bài
– Giới thiệu về cô giáo mà mình nhớ nhất.
– Kỉ niệm một lần làm thầy cô giáo buồn.
b) Thân bài
– Lí do nhớ lại kỉ niệm đó:
+ Đi họp lớp
+ Tình cờ gặp lại cô
– Kỉ niệm đó là gì?
+ Một lần nói dối
+ Một lần cãi lời cô
+ Một lần nói xấu cô
– Cô giáo đã tha thứ và dạy dỗ như thế nào?
– Suy nghĩ của bản thân về lỗi lầm đó.
c) Kết bài
– Hối hận về lỗi lầm đó
– Yêu quý và trân trọng cô giáo.
Đề 3. Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.
a) Mở bài
– Nêu việc tốt em đã làm khiến bố mẹ vui lòng: nhặt được ví rồi trả lại, được điểm cao trong kì thi, chăm sóc mẹ ốm,..
b) Thân bài
– Lí do kể lại chuyện: cả nhà ôn lại kỉ niệm xưa.
– Kể lại việc em đã làm bố mẹ vui lòng:
+ Mẹ ốm: bố đi vắng, không ai chăm sóc
+ Em đi học về, thương mẹ, học cách nấu cháo, hạ sốt, lấy nước cho mẹ,..
+ Dọn nhà cửa sạch sẽ.
– Mẹ khỏi bệnh và khen em.
– Em cảm thấy vui vì đã giúp được bố mẹ.
c) Kết bài
– Nhớ lại kỉ niệm ấy em thấy tự hào về bản thân mình
– Luôn muốn có thể giúp đỡ và chăm sóc bố mẹ nhiều hơn.
Đề 4. Nếu là người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào?
– Có thể đóng vai ông giáo hoặc vợ ông giáo hoặc một người hàng xóm.
Dàn ý đóng vai vợ ông giáo
a) Mở bài
Giới thiệu hoàn cảnh câu chuyện: Một hôm lão Hạc sang nhà tôi chơi, nhìn đang điệu vội vã, chắc là có chuyện gì.
b) Thân bài
– Tôi mải dọn dẹp thấy lão Hạc nói và kể với chồng tôi chuyện gì đó, hình như là chuyện bán chó.
– Ghi lại câu chuyện theo diễn biến sách giáo khoa, chú ý dùng lời của mình, đưa các yếu tố miêu tả (miêu tả khuôn mặt, điệu bộ cử chỉ của lão Hạc), tâm trạng của ông giáo (thương xót lão Hạc).
– Chú ý các đoạn đối thoại, nhập vai ông giáo và lão Hạc để đối thoại với nhau.
– Ghi lại một cách sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo nội dung chuyện bán chó của lão Hạc.
c) Kết bài
– Suy nghĩ và cảm nhận của vợ ông giáo, nhân vật “tôi” qua câu chuyện của lão Hạc.