/tmp/tskbs.jpg
Đề 1 (trang 68 sgk Văn 12 Tập 2):
A, Mở bài: dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận
B. Thân bài
– Khúc thượng nguồn của dòng sông hiện ra qua hình tượng chú Năm và má Việt
+ Chú Năm
* Chú Năm không chỉ là người ham sông nước mà còn ham đạo nghĩa..
* Chú Năm là một cuốn gia phả sống luôn hướng về truyền thống, sống với truyền thống, đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống
+ Má Việt:
* Một con người sinh ra để chống chọi với gian nguy, khó
* Ấn tượng sâu đậm nhất là khả năng ghìm nén đau thương để sống, để che chở cho đàn con và để tranh đấu.
* Người mẹ ấy không biết sợ, không chùn bước, kiên cường và cao cả.
– Khúc sông sau của dòng sông hiện ra qua hình tượng Chiến, Việt
+ So với thế hệ mẹ thì Chiến là khúc sông sau, chảy xa hơn khúc sông trước, Chiến, Việt mạnh mẽ quyết liệt, ghi tên đi bộ đội trả thù cho ba má.
+ Việt là chàng trai mới lớn lộc ngộ, vô tư
+ Chất anh hùng ở Việt: không bao giờ biết khuất phục; bị thương chỉ có một mình vẫn quyết tâm sống mái với kẻ thù.
+ Việt đi xa hơn dòng sông truyền thống: không chỉ lập chiến công mà ngay cả khi bị thương vẫn là người đi tìm giặc.
– Điều đó có nghĩa là, từ một dòng sông của gia đình nhà văn muốn ta nghĩ đến biển cả, đến đại dương của nhân dân và nhân loại.
– Chuyện gia đình cũng là chuyện của cả dân tộc đang hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ những đau thương.
C. Kết bài: nêu ý kiến của bản thân về câu nói của Nguyễn Thi.
Đề 2 (trang 68 sgk Văn 12 Tập 2):
A, Mở bài: dẫn dắt vấn đề
B, Thân bài:
– Vẻ đẹp dòng sông Đà
+ Theo tác giả, sông Đà có hai tính cách cơ bản: hung bạo và trữ tình, sông Đà chỉ thơ mộng khi mang nét trữ tình.
+ Khi sông Đà chảy qua vùng bình nguyên thì nó trở nên hiền hòa, là bạn của con người chứ không phải là kẻ thù số một như ở đoạn trên. Tác giả nhìn con sông Đà ở đoạn này với nhiều góc độ khác nhau: ở trên cao nhìn xuống sông, bên bờ nhìn xuống , dưới thuyền nhìn lên
+ Nguyễn Tuân đã khám phá dòng sông ở phương diện thẩm mĩ: được xem là một tác phẩm hội họa tuyệt vời mà tạo hóa ban tặng cho đất nước
– Vẻ đẹp của sông Hương
+ tác giả tả tỉ mỉ, từ thượng nguồn Trường Sơn, dòng Hương chảy qua núi đồi, cánh đồng, làng mạc, kinh thành rồi đổ ra biển Đông.
+ dòng sông được nhân hóa như người con gái có dáng dấp, trang phục, gương mặt, tính cách, tâm hồn …
+ khám phá dòng sông ở: giữa dòng Trường Sơn, khi ra khỏi rừng, giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô, khi giáp mặt thành phố, khi rời khỏi kinh thành, …..
– Sông Đà và sông Hương
+ Sông Đà được Nguyễn Tuân so sánh như con quái vật hung hãn khi qua vùng thác giữ hay như áng tóc của người con gái hiền hòa thơ mộng; còn Hoàng Phủ Ngọc Tường so sánh sông Hương như người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng….. (vì nó tên Hương?)
+ Nhờ thể tùy bút với lối so sánh tài hoa ấy mà người đọc có thể hình dung từng đường nét, chi tiết vẻ đẹp phong phú của con sông và đó là nét đẹp kiểu chưa từng lặp lại bất cứ con sông nào trên thế giới.
C. Kết bài: khẳng định lại vấn đề
Đề 3 (trang 68 sgk Văn 12 Tập 2):
A, Mở bài; giới thiệu vấn đề (về truyện ngắn Làng của Kim Lân)
B, Thân bài:
– Giải thích“chuyển biến mới” trong tình cảm của người nông dân: tình cảm yêu làng, yêu nước của người dân quê Việt Nam trong không chiến chống Pháp đã có những nét mới mẻ so với những tình cảm truyền thống (yêu làng gắn với yêu nước, tích cực tham gia kháng chiến, theo Cụ Hồ, đánh đuổi bọn Tây, tiêu diệt bọn Việt gian bán nước – đó là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước)
– Những biển hiện của những “chuyển biến mới” trong tình cảm của người nông dân:
+ Ở nhân vật ông Hai: (tình yêu làng quê gắn với tình yêu đất nước)
* Thể hiện trong cách khoe làng
* Thể hiện bằng hành động cụ thể (tham gia tự vệ để bảo vệ làng, đào hào, đắp ụ phục vụ kháng chiến, đi tản cư, hăng say sản xuất…).
* Nhớ làng khi đi tản cư, mong được trở về cùng du kích lập làng kháng chiến.
* Lắng nghe tin tức kháng chiến: đau đớn, tủi nhục khi nghe tin làng giặc; căm thù làng khi nghe tin làng theo Tây; sung sướng, hả hê khi nghe tin cải chính
+ Ở những nhân vật phụ:
* Những người phụ nữ tản cư: khinh bỉ những kẻ theo giặc
* Thằng cu Húc dù còn nhỏ đã có tinh thần kháng chiến “ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm”.
* Mụ chủ nhà khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc thì đuổi khéo gia đình ông Hai, khi nghe tin cải chính thì vui vẻ, thân thiện, cởi mở,…..
– Suy nghĩ vềnhững “chuyển biến mới” trong tình cảm của người nông dân
+ Chuyển biến tình cảm phù hợp với nhận thức, với chuyển biến của thời đại, với yêu cầu của công cuộc giữa nước
+ Cảm động trước tình cảm yêu làng, yêu nước chân thành của những người nông dân chất phác, hồn hậu.
+Trân trọng lòng trung thành tuyệt đối với Cách mạng, với Cụ Hồ, với kháng chiến.
+ Tình yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng tạo nên sức mạnh, nghị lực, niềm tin để con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
C, Kết bài: khái quát lại vấn đề