/tmp/tsicd.jpg
Bố cục
3 phần
+ Phần 1: Đặt vấn đề: ở VN chưa có luân lí xã hội
+ Phần 2: Giải quyết vấn đề: Trình bày thực trạng, phân tích nguyên nhân…: So sánh luân lí xã hội Châu Âu (Pháp) với nước ta, phân tích nguyên nhân nước ta chưa có LLXH
+ Phần 3: Kết thúc vấn đề: Giải pháp của Phan Châu Trinh để Việt Nam có luân lí xã hội
Câu 1 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 88)
– Bố cục gồm 3 phần:
+ Phần 1: Ở VN chưa có luân lí xã hội
+ Phần 2: Trình bày thực trạng, phân tích nguyên nhân…: So sánh luân lí xã hội Châu Âu (Pháp) với nước ta, phân tích nguyên nhân nước ta chưa có LLXH
+ Phần 3: Giải pháp của Phan Châu Trinh để Việt Nam có luân lí xã hội
⇒ Mối liên hệ giữa các phần chặt chẽ, như kết cấu của một bài văn nghị luận, phần 1 đặt vấn đề, phần 2 giải quyết vấn đề và phần 3 kết thúc vấn đề
⇒ Chủ đề tư tưởng: Bàn về luân lí xã hội ở Việt Nam
Câu 2 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 88)
– Để tránh sự hiểu lầm của người nghe về khái niệm luân lí xã hội, Phan Châu Trinh đã Vận dụng thao tác lập luận so sánh, bác bỏ bàn luận một cách trực diện, thẳng thắn:
+ Đặt vấn đề: “xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến, so với quốc gia luân lí thì còn dốt nát hơn nhiều”.
+ Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến.”⇒ phủ định
+ …“So với quốc gia luân lí thì còn dốt nát hơn nhiều.”⇒ so sánh
+ “Một tiếng bè bạn không thể thay cho xã hội luân lí được, cho nên không cần cắt nghĩa làm gì”⇒ phủ định
Câu 3 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 88)
– Tác giả đã so sánh “bên châu Âu”, “bên Pháp” với “bên ta” về luân lí xã hội
LLXH P.Đông (bên ta) | LLXH P.Tây (bên CA, Pháp) |
+Người bên ta không hiểu, chưa hiểu, điềm nhiên như ngủ, chẳng biết gì (thờ ơ, tê liệt) | + Rất thịnh hành và phát triển |
Câu 4 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 88)
– Nguyên nhân tình trạng dân không biết đoàn thể, không trọng công ích:
+ Bọn học trò mắc ham quyền tước, ham bả vinh hoa mà sinh ra nịnh hót, chỉ biết vua mà không biết dân, chỉ muốn giữ địa vị, coi việc dân ngu như một điều kiện tốt để củng cố quyền lực và lòng tham.
+ Dân ta “phải ai tai nấy, ai chết mặc ai!”, sợ sệt, ù lì, trơ tráo,
+ Người này đối với kẻ kia đều theo sức mạnh, thấy quyền thế chạy theo dựa dẫm.
⇒ Tác giả đả kích mạnh mẽ xã hội và bọn quan lại phong kiến xấu xa thông qua giọng điệu và từ ngữ : gọi là Bọn ăn cướp có giấy phép….
Câu 5 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 88)
Cách kết hợp hai yếu tố biểu cảm và nghị luận:
+ Yếu tố nghị luận được sử dụng trong bài nổi bật là: Cách lập luận chặt chẽ, nêu dẫn chứng cụ thể, xác thực. Giọng văn mạnh mẽ, hùng hồn⇒ giàu sức thuyết phục.
+ Yếu tố biểu cảm: dùng những câu cảm thán: “Thương hại thay…Dân khôn mà chi…”, từ ngữ biểu cảm: “Người nước ta,..người mình…ông cha…”. Lời văn nhẹ nhàng, từ tốn: “Là vì người ta có đoàn thể…ông cha mình ngày xưa cũng đã hiểu đến…
Câu 1 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 88)
– Hoàn cảnh sáng tác: 19-11-1925 tại Hội Thanh niên ở Sài Gòn (trong một bài diễn thuyết)
– Tâm trạng tác giả: Thương xót nhân dân, căm ghét bọn quan lại và mong muốn cải tạo đất nước
Câu 2 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 88)
– Qua đoạn trích, có thể cảm nhận Phan Châu Trinh là người có tấm lòng lo cho dân cho nước và tầm nhìn xa trông rộng
Câu 3 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 88)
– Chủ trương của Phan Châu Trinh còn có ý nghĩa thời sự vì thông qua đoạn trích:
+ Giúp chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của đoàn thể, tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với đất nước
+ Cảnh báo nguyên nhân dẫn đến tiêu vong những quan hệ xã hội tốt đẹp chính là do lũ người ích kỉ, ham danh lợi, vinh hoa⇒ nhận thức được điều này để tránh
+ Là động lực thôi thúc chúng ta không ngừng đấu tranh cho công bằng, bình đẳng- đấu tranh cho tinh thần dân chủ…
⇒ Ý nghĩa quan trọng giúp chúng ta đưa đất nước sánh vai với năm châu.
Giá trị nội dung, nghệ thuật
Nội dung
– Tác phẩm đã nêu lên thực trạng đất nước chưa có luân lí xã hội, phân tích nguyên nhân và đưa ra những giải pháp một cách thuyết phục ⇒ tinh thần yêu nước, tư tưởng tiến bộ và ý chí quật cường của Phan Châu Trinh: dũng cảm vạch trần thực trạng đen tối của xã hội đương thời, đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng về một ngày mai tươi sáng của đất nước.
Nghệ thuật
– Phong cách ngôn ngữ chính luận
– Sử dụng linh hoạt các yếu tố nghị luận xen biểu cảm ⇒ văn chương sinh động, lay động lòng người