/tmp/fiiyv.jpg
Nội dung bài viết
– Phần 1: Hai câu đầu: Phong thái của nhà thơ khi rơi vào cảnh ngục tù
– Phần 2: Bốn câu tiếp: Cuộc đời cách mạng và bản lĩnh của người Cách mạng
– Phẩn 3: Hai câu cuối: Suy nghĩ và triết lí của người anh hùng.
– Bài thơ thể hiện được phong thái ung dung, khí phách kiên cường bất khuất, vượt lên trên hoàn cảnh của người tù Cách mạng.
Câu 1 (trang 147 sgk Văn 8 Tập 1):
Cặp câu 1-2 thể hiện khí phách và phong thái của nhà chí sĩ khi rơi vào vòng tù ngục:
– Câu ” Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu”:
+ Qua từ “hào kiệt” tác giả tự khẳng định tài năng, chí khí phi thường của mình.
+ Qua từ “phong lưu” tự ý thức về cốt cách, phong thái ung dung đàng hoàng, hào hoa.
+ Từ “vẫn” thể hiện phong thái và cốt cách con người trước sau không hề thay đổi.
– Câu “Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”:
+ Câu thơ thể hiện thái độ khinh thường chốn tù ngục, không chút nao núng trước hiểm nguy.
+ Đấng trượng phu rơi vào vòng tù ngục vẫn thản nhiên, hiên ngang như chủ động nghỉ chân bên đường.
⇒ Câu 1 và 2 cho thấy khí phách anh hùng của một con người trước biến cố hiểm nghèo. Chí khí này đã từng được thể hiện trong văn học truyền thống.
Câu 2 (trang 147 sgk Văn 8 Tập 1):
Giọng điệu trong cặp câu 3-4 trầm hơn cặp câu 1-2. Ở đây tác giả tự nghiệm về cuộc đời làm cách mạng đầy sóng gió của mình:
– “Đã khách không nhà trong bốn biển”
+ Biết nhìn thẳng vào tình cảnh đầy khó khăn của mình để kiên tâm vững chí trên con đường cách mạng gian nan.
– “Lại người có tội giữa năm châu”
+ Giọng thơ trầm, phảng phất nỗi buồn đau mà không bi lụy, có sắc thái than nhưng vẫn toát lên cái thần thái, tráng ca.
+ Các từ “bốn biển”, “năm châu” gợi cái lớn lao. Dù không có nhà nhưng dường như bốn biển, năm châu lại là nơi trú chân.
⇒ Cặp câu đối nhau gợi thêm cái trùng điệp của sóng gió gian nan, đồng thời tạo ra sắc điệu vững chắc hài hòa.
Câu 3 (trang 147 sgk Văn 8 Tập 1):
Bằng lối nói khoa trương, cặp câu 5-6 đã thể hiện được vẻ đẹp của người anh hùng, hào kiệt:
– Dù ở hoàn cảnh nào cũng bền bỉ theo đuổi sự nghiệp cứu nước, cứu đời.
– Lối nói quá: bủa tay ôm…, mở miệng cười tan…,đã đưa tầm vóc người anh hùng lên mức phi thường.
– Nghệ thuật tương đối chặt chẽ làm khẩu khí câu thơ trở nên mạnh mẽ.
Câu 4 (trang 147 sgk Văn 8 Tập 1):
Hai câu cuối là kết tinh tư tưởng của toàn bài thơ.
– “Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu”
– Điệp từ “còn” thể hiện niềm tin mãnh mẽ vào tương lai tươi sáng mặc dù bất cứ hoàn cảnh nào: Thân còn sự nghiệp còn, lời thề thầm lăng thiêng liêng của một bậc anh hùng suốt đời vì dân vì nước.
– Câu thơ kết là lời thách thức với thực tế, nhà tù khắc nghiệt trước mắt và những chông gai khó khăn ở phía trước. Tâm thức của người anh hùng vượt trên sự gian khổ và sự bạo tàn của kẻ thù.
⇒ Tóm lại, bằng giọng điệu hào hùng có sức lôi cuốn mạnh mẽ, bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là bức chân dung tự họa con người tinh thần của Phan Bội Châu với phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù khốc liệt để tự an ủi mình giữ vững lí tưởng, niềm tin và khát vọng cứu nước cứu dân.
– Đây là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
+ Có 8 câu
+ Mỗi câu 7 chữ
+ Gieo vần bằng ở cuối câu: 1, 2, 4, 6, 8