/tmp/vvhnm.jpg
Nội dung bài viết
Câu 1 (trang 41 sgk Văn 12 Tập 1): Bố cục của bản Tuyên ngôn độc lập:
– Phần 1: Từ đầu đến “không ai chối cãi được”: Cơ sở pháp lí cho nền độc lập của nước ta.
– Phần 2: Tiếp đến “phải được độc lập”: Cơ sở thực tiễn cho nền độc lập của nước ta.
– Phần 3: Còn lại: Lời tuyên ngôn
Câu 2 (trang 41 sgk Văn 12 Tập 1):
♦ Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp làm cơ sở pháp lí cho tuyên ngôn độc lập của Việt Nam:
+ Tuyên ngôn độc lập của Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”
+ Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp 1791:
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.”
♦ Ý nghĩa của việc trích dẫn:
– Khẳng định đó là những chân lí lớn lao, tiến bộ đã được cả nhân loại thừa nhận và tôn vinh.
– Đặt trong hoàn cảnh lịch sử nước ta, việc trích dẫn đó như một đòn đánh đích đáng và thâm túy chặn đứng âm mưu xâm lược của kẻ thù. (gậy ông đập lưng ông)
– Đặc biệt, Bác đã đặt 3 bản Tuyên ngôn ở cạnh nhau, có nghĩa là đặt 3 cuộc cách mạng, 3 nền độc lập ngang hàng nhau, kín đáo gợi lên niềm tự hào dân tộc.
→ Từ đó, ta thấy được sự mềm dẻo nhưng không kém phần cương quyết của Bác.
Câu 3 (trang 42 sgk Văn 12 Tập 1): Cơ sở thực tiễn cho nền độc lập dân tộc được thể hiện ở 2 khía cạnh:
– Về phía Thực dân Pháp:
+ Bác bỏ luận điệu khai hóa:
• 5 tội ác về chính trị: thủ tiêu quyền tự do, thi hành luật pháp dã man, chia rẽ dân tộc, thực hành chính sách ngu dân, dùng thuốc phiện đề làm nòi giống suy nhược.
• 4 tội ác về kinh tế: bóc lột dân ta đến tận xương tủy, giữ quyền in giấy bạc, đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, bóc lột công nhân một cách tàn nhẫn.
+ Bác bỏ luận điệu bảo hộ: 2 lần bán nước ta cho Nhật: sự thật là ta trở thành thuộc địa của Nhật chứ không phải của Pháp:
• Mùa thu năm 1940, khi “phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng Minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật.”
• 9 – 3 – 1945, Nhật tước khí giới quân đội Pháp thì “Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng.”
→ Từ việc bác bỏ luận điệu bảo hộ và khai hóa thì bác đã đi tới bác bỏ, phủ nhận toàn bộ quyền lợi của thực dân Pháp ở Đông Dương.
– Về phía dân tộc ta:
+ Nhân dân ta đã có tinh thần đấu tranh hết sức anh dũng, hi sinh vô bờ bến.
+ Nhân dân ta còn giương cao lá cờ nhân đạo chính nghĩa.
Câu 4 (trang 42 sgk Văn 12 Tập 1): Ta có thể thấy rõ phong cách nghệ thuật trong văn chính luận qua lập luận giữa các phần trong bản Tuyên ngôn:
Bản Tuyên ngôn độc lập có sức lay động sâu sắc hàng chục triệu trái tim người Việt vì:
– Bản Tuyên ngôn là sự kết hợp tuyệt vời giữa lí và tình.
– Nó chạm vào lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước của con người Việt.
– Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử có ý nghĩa quan trọng đối với nước Việt Nam.
– Đây là một áng văn chính luận mẫu mực: lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn.