/tmp/uvipz.jpg
Bố cục
3 phần:
+ Phần 1 (4 câu đầu): Mở đầu tâm trạng tương tư
– Phần 2 ( 12 câu tiếp theo): Chàng trai bày tỏ nỗi tưng tư của mình
– Phần 3 (còn lại) : Niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn
Câu 1 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 50)
Nỗi nhớ và những lời kể, trách móc của chàng trai:
– “chín nhớ mười mong”: niềm nhớ mong tha thiết
– Niềm nhớ mong như bao trùm, lan tỏa khắp không gian: “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông”
– Chàng trai kể lể, trách móc, dỗi hờn “cớ sao bên ấy chưa sang bên này?” để bộc lộ nỗi niềm tương tư của mình mà không được đáp lại
– Tâm trạng mong ngóng, trông đợi, mòn mỏi, từ tương tư chuyển sang chờ đợi
– Những ước vọng xa xôi được bộc lộ, đó là niềm khát khao cho hạnh phúc lứa đôi
– Nỗi mong nhớ kéo dài tới cuối bài thơ nhưng không được đền đáp để tâm trạng nhân vật trữ tình bộc lộ tha thiết, sâu sắc.
⇒ Chàng trai có tình cảm, tương tư nhưng chưa được đáp lại
Câu 2 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 50)
– Cách bày tỏ tình yêu tự nhiên, ý nhị, đầy kín đáo của một chàng trai thôn quê
– Giọng điệu thơ tha thiết, chân thành, nhẹ nhàng, nhưng trầm buồn
– Hình ảnh ví von, ẩn dụ đều là những hình ảnh quen thuộc của làng quê mộc mạc với: cau, trầu, bến đò, hoa, bướm…
Câu 3 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 50)
– Khẳng định tính đúng đắn trong nhận định của Hoài Thanh về thơ Nguyễn Bính bởi:
+ Ông sử dụng rất nhiều chất liệu và hình ảnh dân gian trong thơ
+ Ngôn từ hết sức giản dị, mộc mạc
+ Thể thơ lục bát của dân tộc
Giá trị nội dung, nghệ thuật
Nội dung
– Bài thơ là tâm sự thiết tha của một chàng trai thôn quê gửi tới cô gái nhằm bày tỏ niềm nhớ mong tương tư thầm kín, nỗi chờ mong khắc khoải nhưng vẫn chưa được đáp lại. Đồng thời, thể hiện niềm mong ước, khát khao về hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn của chàng trai
Nghệ thuật
– Sử dụng rất nhiều chất liệu và hình ảnh dân gian trong thơ
– Ngôn từ hết sức giản dị, mộc mạc
– Thể thơ lục bát của dân tộc
– Giọng điệu thơ tha thiết, chân thành, nhẹ nhàng, nhưng trầm buồn