/tmp/slsbc.jpg
Xem thêm Tóm tắt: Tức nước vỡ bờ
– Phần 1: Từ đầu đến “có ngon miệng hay không”: Tình cảnh éo le của vợ chồng chị Dậu khi không đủ tiền nộp sưu.
– Phần 2: Tiếp đến “nhảy vào cạnh anh Dậu”: Cai Lệ và người nhà Lí trưởng đến thúc sưu và bắt anh Dậu, chị Dậu hết lời van xin nhưng không được.
– Phần 3: Còn lại: Chị Dậu một mình đánh lại cả Cai Lệ và người nhà lí trưởng.
Câu 1 (trang 32 sgk Văn 8 Tập 1): Tình thế của chị Dậu khi bọn tay sai xông vào:
– Nhà nghèo không còn gì để bán: chị đã bán con, bán chó, bán cả gánh khoai,..
– Chồng bị đau ốm, đánh đập, hành hạ vừa mới tỉnh
– Nhà không còn gì ăn, thiếu thốn, vay nợ khắp nơi.
Câu 2 (trang 32 sgk Văn 8 Tập 1): Nhân vật Cai Lệ:
– Bản chất hung bạo: sầm sập tiến vào, bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch, tát vào mặt chị một cái đánh bốp,..
– Đây là một tên tay sai chuyên nghiệp: sẵn sàng đánh người nếu không được việc của hắn.
– Không chút tình người: trước hoàn cảnh và những lời van xin của chị Dậu hắn vẫn đánh chị và đòi trói anh Dậu.
⇒ Nhận xét: Cai Lệ là tay sai, là đại diện cho giai cấp thống trị đương thời với bản chất dã man, bất nhân.
– Tác giả đã sử dụng ngòi bút miêu tả chân thực sinh động để miêu tả Cai Lệ. Bản chất xấu xa, hung hãn của hẳn được bộc lộ rõ nét từ lời nói đến hành động.
Câu 3 (trang 33 sgk Văn 8 Tập 1):
– Diễn biến tâm lí của chị Dậu:
+ Nhẫn nhịn chịu đựng: ban đầu chị van xin
+ Phản kháng: Ban đầu chị cự lại bằng lí lẽ. Nhưng Cai Lệ bỏ ngoài tai và đánh cả chị thì chị Dậu đánh lại.
– Tâm lí nhân vật diễn biến một cách hợp lí, tự nhiên, phù hợp với quy luật tâm lí.
– Qua đoạn trích, ta thấy chị Dậu là một người yêu chồng thương con, giàu đức hi sinh những cũng sẵn sàng vùng lên mạnh mẽ khi đã đến đường cùng.
Câu 4 (trang 33 sgk Văn 8 Tập 1):
– Nhan đề “Tức nước vỡ bờ” xuất phát từ một hình ảnh trong thực tế, khi nhiều nước quá, cái hồ không thể chứa được nữa sẽ vỡ bờ, nước sẽ bị tràn ra. Ở đây “Tức nước vỡ bờ” là khi đã bị đẩy đến đường cùng con người sẽ vùng lên đấu tranh.
– Cách đặt tên nhan đề rất thỏa đáng, phù hợp với nội dung của đoạn trích, đó là phản ánh một quy luật có áp bức có đấu tranh.
Câu 5 (trang 33 sgk Văn 8 Tập 1): Vũ Ngọc Phan nhận xét “cái đoạn chị Dậu đánh nhau với Cai Lệ là một đoạn tuyệt khéo”, bởi vì:
– Khéo ở việc tạo dựng tình huống: chị Dậu đã đến đường cùng nhưng Cai Lệ và người nhà lí trưởng vẫn thúc ép, bóc lột.
– Khéo ở nghệ thuật khắc họa nhân vật: Từ ngoại hình đến tính cách:
+ Chị Dậu nhẫn nhục nhưng mạnh mẽ
+ Cai Lệ và người nhà lí trưởng hung hăng nhưng dáng dấp như người nghiện và còn yếu hơn cả chị chàng con mọn.
– Ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ đối thoại đặc sắc bộc lộ được tính cách của nhân vật.
Câu 6 (trang 33 sgk Văn 8 Tập 1): Nguyễn Tuân cho rằng: “Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn”, bởi vì:
– Ngô Tất Tố nhìn thấy sức mạnh phản kháng tiềm tàng mãnh liệt của người nông dân, ông đã cho người nông dân có thể đứng lên chống lại mọi áp bức, bất công.
– Chị Dậu đánh Cai Lệ tuy chỉ là hành động tự phát nhưng nó dự báo một tương lai có thể phá vỡ mọi áp bức, bất công.
– “Tức nước vỡ bờ” còn gợi mở một ý nghĩa: Không có con đường nào khác là đấu tranh để thoát khỏi tăm tối, để giải phóng chính mình
Đoạn trích đã vạch trần được bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến. Đồng thời cho thấy vẻ đẹp của người phụ nữ nông dân, vừa giàu lòng yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.