/tmp/zpkik.jpg Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất ngắn nhất - Giáo dục trung học Đồng Nai

Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất ngắn nhất


Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Câu 1 (trang 4 sgk Văn 7 Tập 2): Các từ khó cần chú thích:

– Mau: trái nghĩa với thưa, ở đây có nghĩa là dày, nhiều.

– Ráng: sắc màu vàng, phía cuối chân trời do ánh nắng mặt trời chiếu vào mây.

– Tháng bảy kiến bò: Kiến bò lên cao vào tháng 7 là hiện tượng sắp có lụt lội.

– Trì: Ao.

– Viên: vườn

– Điền: Ruộng.

Câu 2 (trang 4 sgk Văn 7 Tập 2): Chia làm 2 nhóm:

– nhóm 1: 4 câu đầu: Nhóm tục ngữ nói về thiên nhiên.

– nhóm 2: 4 câu sau: Nhóm tục ngữ nói về lao động sản xuất.

Câu 3 (trang 4 sgk Văn 7 Tập 2): Phân tích nội dung từng câu tục ngữ:

1. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

– Nghĩa của câu tục ngữ: là tháng năm đêm ngắn, tháng mười ngày ngắn. Suy ra tháng năm ngày dài, tháng mười đêm dài.

– Cơ sở thực tiễn là dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế trong thời tiết tháng năm và tháng 10.

– Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp. Chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí,…

– Giá trị của king nghiệm: Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ.

2. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

– Nghĩa của câu tục ngữ: là khi trời nhiều (dày) sao sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít (vắng) sao thì mưa.

– Cơ sở thực tiễn: đây là kinh nghiệm để đoán mưa nắng, liên quan trực tiếp đến công việc sản xuất nông nghiệp và mùa màng. Do ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, nhiều mây nên nhìn thấy ít sao.

– Áp dụng kinh nghiệm này: Nhìn sao có thể đoán trước được thời tiết để sắp xếp công việc.

Xem thêm:  Soạn bài Bàn về đọc sách ngắn nhất

– Giá trị của kinh nghiệm: Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo thời tiết được hiệu quả nhất.

3. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

– Nghĩa của câu tục ngữ: là khi có ráng mỡ gà, sẽ có mưa bão lớn. Vì vậy phải chú ý chống bão cho nhà cửa, giữ gìn và bảo vệ tài sản gia đình tốt nhất.

– Áp dụng kinh nghiệm: câu tục ngữ có thể áp dụng để phòng chống bão lụt vào tháng những tháng mùa hè.

– Giá trị của kinh nghiệm: Câu tục ngữ nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt, thiên tai của thời tiết.

4. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.

– Nghĩa của câu tục ngữ: Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển (bò) thì khả năng sắp có mưa lớn và lụt lội xảy ra.

– Cơ sở thục tiễn của câu tục ngữ: Kiến là loại côn trùng nhạy cảm. Khi sắp có mưa lụt, chúng thường di chuyển tổ lên chỗ cao, vì vậy chúng bò ra khỏi tổ.

– Áp dụng thực tiến: vào tháng 7 âm lịch quan sát thấy nhiều kiến bò ra khỏi tổ thì khả năng cao là sắp có bão, mưa lớn.

– Giá trị kinh nghiệm: Câu tục ngữ được đúc kết từ quan sát thực tế, nó nhắc nhở về ý thức phòng chống bão lụt, loại thiên tai thường gặp ở nước ta.

5. Tấc đất tấc vàng

– Nghĩa của câu tục ngữ: Đất được coi quý ngang vàng.

– Cơ sở thực tiễn: Đất thường tính bằng đơn vị mẫu, sào, thước.Tính tấc là muốn tính đơn vị nhỏ nhất . Vàng là kim loại tính đếm bằng chỉ, bằng cây (dùng cân tiểu li để cân đong). Đất quý ngang vàng (Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu).

– Áp dụng thực tiễn: Đất quý như vàng vì đất nuôi sống con người, tiềm năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn.

– Giá trị kinh nghiệm: Người ta sử dụng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả).

Xem thêm:  Phân tích các hình ảnh so sánh trong truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh năm 2021

6. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

Nghĩa của câu tục ngữ: Câu này nói về giá trị kinh tế khi khai thác ao, vườn, ruộng. Cũng có thể nói về sự công phu, khó khăn của việc khai thác các giá trị kinh tế ở các nơi đó. Ruộng thì phổ biến, chỉ để cấy lúa hay trồng cây lương thực, hoa màu. Vườn thì trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ. Ao thả cá, thả rau muống,… Kĩ thuật canh tác rất khác nhau. Người xưa đã tổng kết về giá trị kinh tế, cũng có thể kèm theo đó là độ khó của kĩ thuật.

– Cơ sở thực tiễn: qua trồng trọt và chăn nuôi người nông dân đã đúc kết ra kinh nghiệm.

– Áp dụng thực tiễn: câu tục ngữ để khai thác tốt điều kiện tự nhiên, làm ra nhiều của cải vật chất.

– Giá trị kinh nghiệm: Dựa trên kinh nghiệm làm ăn lâu đời cho thấy: nuôi cá là lãi nhất, thứ hai là làm vườn, thứ ba mới là làm ruộng.

7. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

– Nghĩa của câu tục ngữ: Câu tục ngữ nói về vai trò của các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp (trồng lúa nước) của nhân dân ta.

– Cơ sở thực tiễn:Yếu tố nước phải là yếu tố quan trọng hàng đầu, nếu bị úng, hay bị hạn, mùa vụ có thể bị thất thu hoàn toàn. Sau đó là vai trò quan trọng của phân bón. Yếu tố cần cù, tích cực chỉ đóng vai trò thứ ba. Giống đóng vai trò thứ tư. Tuy nhiên, nếu ba yếu tố trên ngang nhau, ai có giống tốt, giống mới thì người đó sẽ thu hoạch được nhiều hơn.

– Áp dụng thực tiễn: Câu tục ngữ nhắc nhở người làm ruộng phải đầu tư vào tất cả các khâu, nhưng cũng phải chú ý ưu tiên, không tràn lan, nhất là khi khả năng đầu tư có hạn.

Xem thêm:  Nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Bạn đến chơi nhà”.

Giá trị của kinh nghiệm: Câu tục ngữ phổ biến kinh nghiệm trong việc trồng lúa nước, thứ tự những việc cần quan tâm khi chăm sóc cây lúa đã cấy

8. Nhất thì, nhì thục.

– Nghĩa của câu tục ngữ: Câu tục ngữ nêu vai trò của thời vụ (kịp thời) là hàng đầu. Sau đó mới là yếu tố làm đất kĩ, cẩn thận..

– Cơ sở thực tiễn: Thời vụ liên quan đến thời tiết, nắng mưa. Nếu sớm quá, muộn quá, cây trồng sẽ bị ảnh hưởng và có khi không cho sản phẩm

Áp dụng kinh nghiệm: Câu tục ngữ nhắc nhở vấn đề thời vụ và việc chuẩn bị đất kĩ trong canh tác.

Giá trị kinh nghiệm: Câu tục ngữ khẳng định con người đã đúc kết được kinh nghiệm, thấy được các yếu tố ảnh hưởng tới việc trồng lúa nước.

Câu 4 (trang 5 sgk Văn 7 Tập 2): Minh họa đặc điểm về hình thức:

– Ngắn ngọn: câu tục ngữ ” tấc đất, tấc vàng” chỉ vẻn vẹn 4 chữ, câu tục ngữ nhiều nhất là 14 chữ

– Thường có vần nhất là vần lưng: “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa” : vần lưng ” ăng”; năm – nằm; mười – cười; nắng – vắng,…

– Có vế đối nhau cả về hình thức và nội dung:

      + Hình thức: Đêm >< Ngày, Tháng năm >< tháng mười; sáng >< tối.

      + Nội dung: : Vào tháng 5 âm lịch ngày dài đêm ngắn, còn vào tháng 10 thì ngày ngắn đêm dài.

Luyện tập

Sưu tầm 1 số câu tục ngữ về các hiện tượng mưa, nắng, bão, lũ.

      1. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

      Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

      2.Kiến đen tha trứng lên cao,

      Thế nào cũng có mưa rào rất to.

      3. Mồng chín tháng chín có mưa,

      Thì con sắm sửa cày bừa làm ăn.

      Mồng chín tháng chín không mưa,

      Thì con bán cả cày bừa đi buôn.

      4. Tháng bảy kiến đàn đại hàn hồng thuỷ.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Văn mẫu

Bài viết hay nhất

Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Câu 10. Tại sao phải dạy học tích hợp? Chủ trương dạy học tích hợp có gì mới? Những thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dạy học tích hợp? | Myphamthucuc.vn
Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng? Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận trong giải quyết mối quan hệ trên để phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Câu 11. Tại sao phải thực hiện dạy học phân hóa? Chủ trương dạy học phân hóa trong CT mới có gì khác CT hiện hành? Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện dạy học phân hóa hiện và cách khắc phục? | Myphamthucuc.vn
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Các Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Của Kem Chống Nắng Skin Aqua Nhật Bản
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu hỏi ôn tập bài Sau phút chia li chọn lọc chi tiết
Phân tích tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu năm 2023
Giới thiệu về Ngô Gia văn phái năm 2023
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Kem Dưỡng Estee Lauder Thật Giả Qua Các Dung Tích, So Sánh Và Nhận Biết Serum Advance Night Repair
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Nhân vật Mị sau khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra trong Vợ chồng A Phủ
Phân tích bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừng của Thế Lữ năm 2023
Viết thư cho Cô giáo cũ nhân ngày 20/11 năm 2023
Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì
Chủ đề của truyện Tấm Cám là gì

jun88

Liên hệ telegram @hanievu