/tmp/jdkdu.jpg
Nội dung bài viết
Câu 1 (trang 24 sgk Văn 6 Tập 1):
– Trượng: đơn vị đo bằng 10 thước Trung Quốc cổ (tức 3,33 mét).
– Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn (tráng: khỏe mạnh, to lớn, cường tráng; sĩ: người trí thức thời xưa và những người được tôn trọng nói chung).
Câu 2 (trang 24 sgk Văn 6 Tập 1):
– Theo em, các từ được chú thích có nguồn gốc ở Trung Quốc.
Câu 3 (trang 24 sgk Văn 6 Tập 1):
– Những từ được mượn từ tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, điện, gan.
– Những từ có nguồn gốc Ấn Âu (Anh, Pháp): ra-đi-ô, in-tơ-net.
– Những từ có nguồn gốc Ấn Âu nhưng đã được Việt hóa bằng chữ viết Việt: ti vi, xà phòng, buồm, mít tinh, ga, bơm, xô viết.
Câu 4 (trang24 sgk Văn 6 Tập 1):
– Từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn: viết có dấu gạch ngang giữa các tiếng.
– Từ mượn có nguồn gốc Ấn Âu (Anh, Pháp) nhưng đã được Việt hoá cao: viết như từ thuần Việt.
– Từ mượn có nguồn gốc từ tiếng Hán: viết như từ thuần Việt.
– Theo Hồ Chí Minh nếu ngôn ngữ nước ta không có thì phải mượn đó là mặt tích cực để làm giàu ngôn ngữ cho dân tộc. Còn những từ có sẵn của mình mà lại không dùng mà đi mượn ngôn ngữ của nước khác thì đó là sự tiêu cực càng làm cho ngôn ngữ bị pha tạp.
Câu 1 (trang 26 sgk Văn 6 Tập 1):
a, Từ mượn: vô cùng, ngạc nhiên, sính lễ, tự nhiên (Hán)
b, Từ mượn: gia nhân (Hán)
c, Từ mượn: Pốp, in – tơ – nét (Anh)
Câu 2 (trang 26 sgk Văn 6 Tập 1):
a, khán giả: khán (xem), giả (người); thính giả: thính (nghe), giả (người); độc giả: độc (đọc), giả (người).
b, yếu điểm: yếu (quan trọng), điểm (điểm); yếu lược: yếu (quan trọng), lược (tóm tắt); yếu nhân: yếu (quan trọng), nhân (người).
Câu 3 (trang 26 sgk Văn 6 Tập 1):
a, Tên đơn vị đo lường: xăng ti mét, ki lô mét, héc tô mét, đề ca mét, ki lô gam, mi ni gam, …
b, Tên của một số bộ phận của xe đạp: ghi đông, pê đan, gác đờ bu, …
c, Tên một số đồ vật: ti vi, tua vít, cát sét, ra đi ô, …
Câu 4 (trang26 sgk Văn 6 Tập 1):
– Các từ mượn sử dụng trong các câu là: phôn, fan, nốc ao.
– Những từ mượn này được dùng trong hoàn cảnh đó là mối quan hệ đã vô cùng thân mật, có tác dụng nói ngắn gọn. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh giao tiếp trang trọng thì không nên sử dụng những từ như vậy.
Câu 5 (trang26 sgk Văn 6 Tập 1):
– Lưu ý: Khi viết cần tập trung nghe để phân biệt giữa các âm dễ sai như: [l/n]
– lúc, lên, lửa, lại, nơi này,.., âm [s] – sứ giả, tráng sĩ, sắt, Sóc Sơn.