/tmp/ymqnn.jpg
– 11 khổ đầu: Tôi viết tên em – Tự Do.
– Khổ cuối: Tôi gọi tên em – Tự Do.
Câu 1 (trang 173 sgk Văn 12 Tập 1):
– Chủ đề tác phẩm: Khát vọng tự do, khát vọng tự do cũng là lời kêu gọi hành động vì tự do của nhà thơ (và của cả dân tộc Pháp) khi đất nước bị phát xít xâm lăng.
– Hình ảnh trong bài thơ: giản dị lấy từ cuộc sống, bao gồm cả hình ảnh hữu hình và vô hình
+ Hữu hình: Viết trên trang vở, trên bàn học, trên cây xanh, trên đất cát, trên tuyết, trên gươm đao người lính, trên mũ áo các vua quan.
+ Vô hình: Viết trên thời thơ ấu âm vang, viết trên những mảnh đời trong xanh, trên ao mặt trời ẩm mốc, viết trên hồ vầng trăng lung linh…
Câu 2 (trang 173 sgk Văn 12 Tập 1):
– Tôi gọi tên em
– Tự Do.
+ Tự do – sức mạnh nhiệm màu.
+ Tự do – tái sinh những cuộc đời
→ Tình yêu tự do cũng là lời kêu gọi hy sinh vì tự do.
– Nghệ thuật trùng điệp thủ pháp liệt kê, nhân hóa, lặp từ ngữ, cấu trúc … qua các khổ thơ. Tạo nên nhạc điệu thơ gợi mạch cảm xúc hướng về tự do tuôn trào, triền miên, mạnh mẽ.
Câu 3 (trang 173 sgk Văn 12 Tập 1):
– Từ “trên” thể hiện cả không gian và thời gian:
+ Chỉ địa điểm – không gian (ở đâu, vào đâu)
+ Chỉ thời gian ( tôi viết Tự Do khi nào)
– Tôi viết tên em lên mọi không gian bao la, lên mọi thời gian; Viết tên em lên những vật cụ thể hữu hình và cả những cái vô hình.
→ Hình ảnh được liên tưởng ngẫu hứng. Tình yêu, khát vọng tự do cháy bỏng của nhà thơ
Câu 4 (trang 173 sgk Văn 12 Tập 1):
– Bài thơ được xem là thánh ca của thơ kháng chiến Pháp. Trước hết đó là tình yêu tự do tha thiết tuôn trào trong chính trái tim nhà thơ, Êluya đã viết lên một bài thơ xúc động truyền khao khát tự do, khao khát hành động để giảnh lấy tự do mang đến cho tất cả mọi người.
– Bài thơ được in ra và phổ biến rộng khắp như truyền đơn kêu gọi tinh thần quyết tâm kháng chiến của nhân dân để có được tự do.