/tmp/sfylk.jpg
Bố cục
3 phần
+ Đoạn 1(khổ 1): Niềm vui sướng mãnh liệt của nhà thơ khi gặp ánh sáng lí tưởng .
+ Đoạn 3 (khổ 2): Nhận thức mới về lẽ sống.
+ Đoạn 3 (khổ 3): Chuyển biến sâu sắc trong tình cảm, sự tự khẳng định về vị trí của nhà thơ
Câu 1 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 44)
– Những hình ảnh Tố Hữu dùng để chỉ lí tưởng và biểu hiện niềm vui sướng say mê khi bắt gặp lí tưởng:
+ nắng hạ , mặt trời chân lí ⇒ nhấn mạnh ánh sáng lí tưởng mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thứ
+ Hình ảnh so sánh: “hồn tôi” với “vườn hoa lá”: hữu hình hóa thứ vô hình, tâm hồn người chiến sĩ như vườn hoa lá được soi rọi bởi mặt trời lí tưởng
+ Miêu tả khu vườn tâm hồn: “đậm hương” và “rộn tiếng chim”: Sự bừng tỉnh, bừng ngộ về mặt lí tưởng ⇒ Vẻ đẹp , sức sống mới của tâm hồn và của hồn thơ Tố Hữu
Câu 2 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 44)
– Nhận thức mới về lẽ sống: “ cái tôi” cá nhân gắn bó với “ cái ta” chung của mọi người, chan hòa với mọi người .
+ “ Buộc” : quyết tâm cao độ vượt qua giới hạn của cái tôi, sự tự nguyện gắn bó với nhân dân lao động,
+ “ Trang trải” : tâm hồn trải rộng với cuộc đời, cùng san sẻ đắng cay ngọt bùi với nhân dân
+ “ Để hồn tôi với bao hồn khổ”: Đặt mình ngang cùng với nhân dân, cùng chịu đắng cay với những “hồn khổ”
– “khối đời”: mong muốn xây dựng tập thể vững mạnh, sẵn sàng đùm bọc, sẻ chia lẫn nhau để làm nên sức mạnh của khối đại đoàn kết
⇒ Tình cảm giai cấp, sự quan tâm đặc biệt đến quần chúng lao khổ.
Câu 3 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 44)
– Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ:
+ Điệp từ “ là” cùng với các từ: con , anh , em: lời khẳng định chắc chắn về mối quan hệ của thi sĩ với quần chúng nhân dân, đó là tình cảm gia đình đầm ấm
+ Tác giả đặc biệt quan tâm tới những “ kiếp phôi pha”: gắn bó ruột thịt với những con người sống hôm nay nhưng còn chưa biết đến ngày mai
+ “Vạn đầu em nhỏ”: sẵn sàng trở thành người anh chở che cho những em nhỏ tội nghiệp, những em nhỏ không áo cơm .
+ “Không áo cơm cù bất cù bơ”: Hoàn cảnh của chính tác giả nhưng cũng là hoàn cảnh của nhân dân lao khổ
⇒ Lòng căm giận trước bao bất công , ngang trái của xã hội cũ, Tố Hữu sẽ hăng say hoạt động Cách mạng .
Câu 4 (SGKNgữ văn 11 tập 2 trang 44)
– Biện pháp tu từ: Sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ và so sánh ⇒ Người đọc cảm nhận, dễ dàng hình dung niềm vui sướng của nhà thơ, hòa chung với niềm vui khi được giác ngộ lí tưởng ấy
– Nhịp điệu thơ sôi nổi, có phần nhanh, gấp như diễn tả niềm vui, niềm phấn khích chân thành
Câu 1 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 44)
Trong Từ ấy, cả ba khổ thơ đều “đắt”, tuy vậy, khổ thơ tâm đắc nhất đối với tôi chính là khổ thơ nói lên chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ – khổ thơ thứ ba:
Tôi đã là con của vạn nhà
Dễ dàng nhìn ra, bằng điệp từ “ là” cùng với các từ: con , anh , em, nhà thơ khẳng định chắc chắn về mối quan hệ của mình với quần chúng nhân dân, đó là tình cảm gia đình đầm ấm mà tác giả là một thành viên .Tố Hữu đã thực sự hòa mình với quần chúng nhân dân và đặc biệt quan tâm tới những “ kiếp phôi pha”, ông gắn bó ruột thịt với những con người sống hôm nay nhưng còn chưa biết đến ngày mai.
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Bằng sự giác ngộ lí tưởng cách mạng, Tố Hữu sẵn sàng gánh trách nhiệm bảo vệ, chở che cho những em nhỏ tội nghiệp, không áo cơm. Đồng thời, ông cũng căm giận trước bao bất công , ngang trái của xã hội cũ, chính bởi thế, bài thơ cũng như một tuyên ngôn, sẽ hăng say hoạt động Cách mạng để bảo vệ những người anh em của mình…
Câu 2 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 44)
– Ý kiến của Chế Lan Viên viết: “Tất cả Tố Hữu, thi pháp, tuyên ngôn, khẳng định yếu tố làm nên phong cách thơ Tố Hữu là: thi pháp tức phương thức biểu hiện và tuyên ngôn (quan điểm nhận thức và sáng tác)
– Điều này thể hiện trong bài thơ:
+ Về thi pháp: Tố Hữu đã sử dụng hình ảnh thơ tươi sáng, ngôn ngữ giàu tính dân tộc, ngôn ngữ gợi cảm, giàu nhạc điệu, giọng thơ chân thành, sôi nổi, nồng nàn, dùng nhiều hình ảnh tượng trưng: “mặt trời chân lí”, “nắng hạ”, “vườn hoa lá”…
+ Về tuyên ngôn: Bài thơ thể hiện sự giác ngộ lí tưởng cách mạng, từ đó, ông tìm ra những lẽ sống mới trong cuộc đời mình
Giá trị nội dung, nghệ thuật
Nội dung
– Bài thơ Từ ấy là tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cộng sản
Nghệ thuật
– Hình ảnh thơ tươi sáng
– Ngôn ngữ giàu tính dân tộc, gợi cảm, giàu nhạc điệu
– Giọng thơ chân thành, sôi nổi, nồng nàn
– Hình ảnh tượng trưng: “mặt trời chân lí”, “nắng hạ”, “vườn hoa lá”…
– Biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh thành công