/tmp/mvgch.jpg
Câu 1 (trang 96 sgk Văn 10 Tập 2):
* Nhận xét về cuộc đời Nguyễn Du:
– Sinh trưởng trong gia đình phong kiến quyền quý:
+ Cha từng giữ chức Tể tướng trong triều đình Lê – Trịnh.
+ Anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản từng làm chức Tham tụng, nổi tiếng phong lưu, thân chúa Trịnh Sâm, mê hát xướng.
⇒ Nguyễn Du có điều kiện học hành, dùi mài kinh sử, có điều kiện tiếp xúc và tìm hiểu cuộc sống cua giới quý tộc.
– Sống trong thời kỳ lịch sử đầy biến động:
+ Các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực. Phong trào nông dân khởi nghĩa, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.
⇒ cuộc sống khó khăn, gian khổ
⇒ Những trải nghiệm trong môi trường quý tộc và cuộc sống phong trần đem lại vốn sống thực tế.
– Năm 1802, ông ra làm quan cho nhà Nguyễn:
+ Đảm nhận nhiều chức vụ khác nhau
+ Được cử đi sứ Trung Quốc
⇒ Trực tiếp tiếp xúc với nền văn hóa đã quá quen thuộc qua sách vở.
* Những đặc điểm về cuộc đời lý giải những thành công trong sáng tác của ông:
– Sinh ra trong gia đình quyền quý ⇒ có điều kiện học hành, được tiếp xúc với đời sống xa hoa quyền quý, nhất là thói mê hát xướng của người anh cùng cha khác mẹ ⇒ xuất hiện những hình ảnh ca nhi, kỹ nữ với giọng hát và số phận bi kịch trong sáng tác của ông.
– Sống trong thời loạn lạc, khó khăn ⇒ có điều kiện tiếp xúc với ngôn ngữ, nghệ thuật dân gian ⇒ hình thành phong cách ngôn ngữ với các sáng tác bằng chữ Nôm.
– Được ra làm quan và cử đi sứ Trung Quốc ⇒ tiếp xúc với một nền văn học, văn hóa lớn có tầm ảnh hưởng ⇒ dấu ấn sâu đậm trong thơ văn, nâng tầm khái quát những tư tưởng xã hội và thân phân con người trong sáng tác của ông.
Câu 2 (trang 96 sgk Văn 10 Tập 2):
* Nguyễn Du sáng tác trên cả hai mảng: chữ Hán và chữ Nôm.
– Sáng tác bằng chữ Hán (gồm 3 tập thơ): 249 bài thơ chữ Hán viết vào các thời kỳ khác nhau:
+ Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên): 78 bài viết trong những năn tháng làm quan.
+ Nam trung tạp ngâm (Các bài thơ ngâm ở phương Nam): 40 bài viết trong trong thời gian làm quan ở Huế và Quảng Bình.
+ Bắc hành tạp lục (Ghi chép trong chuyến đi sang phương Bắc): 131 bài thơ sáng tác trong chuyến đi sứ Trung Quốc.
⇒ thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của ông:
+ Thanh Hiên thi tập và Nam trung tạp ngâm: tâm trạng buồn đau, day dứt nhưng thấy rõ khuynh hướng suy ngẫm về cuộc đời của tác giả.
+ Bắc hành tạp lục: những điểm đặc sắc của tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Du được thể hiện rõ ràng, có 3 nhóm đáng chú ý:
1. Ca ngợi, đồng cảm với nhân cách cao thượng và phê phán nhân vật phản diện.
2. Phê phán xã hội phong kiến chà đạp quyền sống con người.
3. Cảm thông với những thân phận bé nhỏ dưới đáy xã hội.
– Sáng tác chữ Nôm:
+ Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều): sáng tác trên cơ sở cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc, Nguyễn Du đã sáng tạo nên một tác phẩm mới, cảm hứng mới, cách nhận thức và lý giải nhân vật mới; thể loại truyện thơ, kết hợp chất tự sự và trữ tình, ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học.
+ Văn chiêu hồn (Văn tế thập loại chúng sinh): thể thơ song thất lục bát, thể hiện một phương diện quan trọng của chủ nghĩa nhân đạo trong sáng tác của Nguyễn Du.
* Đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Du:
a. Nội dung: tình cảm chân thành, sự cảm thông sâu sắc của tác giả đói với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người nhỏ bé, bất hạnh (người ăn mày, người mù hát rong, kỹ nữ, ca nhi,…).
b. Nghệ thuật
– Thể thơ phong phú: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật và ca, hành (nhạc phủ),…
– Góp phần trau dồi ngôn ngữ văn học dân tộc, làm giàu cho tiếng Việt: Việt hóa ngôn ngữ ngoại nhập.
– Chứng tỏ khả năng truyền tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn của thể thơ lục bát và thể loại truyện thơ.
Qua tìm hiểu bài học, học sinh thấy được:
– Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du
– Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trong các sáng tác của Nguyễn Du.
⇒ Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa tiêu biểu của văn học Việt Nam trung đại. Ông có đóng góp to lớn đối với văn học dân tộc về nhiều phương diện nội dung và nghệ thuật