/tmp/jmduv.jpg
Câu 1 (trang 80 sgk Văn 9 Tập 1):
Những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng đến việc sáng tác Truyện Kiều:
– Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
– Gia đình: Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.
– Thời đại sinh sống: Nguyễn Du gắn với một giai đoạn lịch sử đầy những biến động dữ dội nên ông đã nếm trải không ít những thăng trầm của cuộc sống.
– Cuộc đời bản thân:
+ Mồ côi khi mới lên 10 tuổi.
+ Nhiều năm lưu lạc, am hiểu về đời sống con người.
+ Từng đi sứ Trung Quốc.
⇒ Những trải nghiệm đó đã giúp nhà thơ gần gũi, thấu hiểu con người.
Câu 2 (trang 80 sgk Văn 9 Tập 1):
Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn sống êm ấm trong một gia đình trung lưu bên cạnh cha mẹ và hai em là Thúy Vân, Vương Quan. Trong buổi du xuân nhân tiết Thanh minh, Kiều gặp Kim Trọng, hai người chủ động, tự do đính ước với nhau.
Khi Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều phải bán mình chuộc cha. Thúy Kiều lần lượt bị Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó, nàng được Thúc sinh cứu vướt khỏi cuộc đời kĩ nữ nhưng lại bị vợ của Thúc Sinh là Hoạn Thư ghen tuông, đày đọa. Kiều phải trốn đi nương nhờ nơi cửa Phật. Sư Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà – một kẻ buôn người khác như Tú Bà và nàng lại rơi và lầu xanh lần thứ 2. Tại đây, Kiều gặp Từ Hải, nàng được chàng cứu thoát và lấy làm vợ, giúp Kiều báo ân báo oán. Do mắc lừa quan Tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết còn Kiều bị ép gả cho tên thổ quan. Thúy Kiều tủi nhục trẫm mình ở sông Tiền Đường nhưng được sư Giác Duyên cứu, nương nhờ cửa phật lần thứ 2.
Kim Trọng khi trở lại, chàng kết duyên cùng Thúy Vân nhưng vẫn lặn lội tìm Kiều. Nhờ sư Giác Duyên, Kim – Kiều gặp lại nhau, gia đình đoàn tụ, cả hai nối lại duyên xưa nhưng cùng nguyện ước “duyên đôi lứa cũng là duyên bạn hầy”.