/tmp/btvyy.jpg
Nội dung bài viết
Trích diễm thi tập được chia làm 2 phần:
+ Phần 1 (từ đầu đến “không rách nát tan tành”): Những lí do khiến văn thơ đời trước không được lưu truyền đầy đủ đến đời sau.
+ Phần 2 (đoạn còn lại): Lí do khiến tác giả muốn biên soạn Trích diễm thi tập và quá trình tiến hành công việc của tác giả.
Câu 1 (trang 40 sgk Văn 10 Tập 2):
– Theo tác giả Hoàng Đức Lương, có năm lí do khiến thơ văn của người xưa không được lưu truyền đầy đủ cho đời sau, trong đó có bốn lí do chủ quan và một lí do khách quan.
Bốn lí do chủ quan:
+ Thứ nhất, vẻ đẹp của văn chương không phải ai cũng có thể cảm nhận được (sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon, không thể đem mắt tầm thường mà xem, miệng tầm thường mà nếm được).
+ Thứ hai, những bậc quan lớn không có thời giờ để biên tập, những viên quan chức thấp có thời gian thì lại lận đận về việc thi cử nên không để ý đến việc biên tập thơ văn.
+ Thứ ba, có những người thích thơ văn nhưng lại ngại công việc nặng nề mà tài lực kém cỏi nên bỏ dở giữa chừng.
+ Thứ tư, do chính sách cai quản của các bậc vua chúa, thơ văn phải có lệnh vua mới được lưu hành.
Lí do khách quan: Thời gian và chiến tranh hủy hoại sách vở, khiến những di sản ấy bị thất truyền: “trải qua triều đại lâu dài … tan nát trôi chìm”, “… trải qua mấy lần binh lửa … rách nát tan tành”.
– Tác giả sử dụng nghệ thuật lập luận chặt chẽ, ý tứ rõ ràng, mỗi đoạn văn bao gồm một ý hoàn chỉnh. Tác giả sử dụng kiểu trình bày tổng phân hợp, trước hết nếu ra luận điểm lớn, sau đó diễn giải bốn lý do và tổng kết lại.
Câu 2 (trang 40 sgk Văn 10 Tập 2):
Hoàng Đức Lương nhặt nhạnh ở giấy tàn, vách nát những câu thơ, rồi tìm kiếm khắp nơi, hỏi những người xung quanh, ông còn thu lượm thêm thơ của các vị quan đương triều.
Câu 3 (trang 40 sgk Văn 10 Tập 2):
Hoàng Đức Lương vượt khó khăn để biên soạn Trích diễm thi tập với mong muốn nước ta có một quyển sách riêng của dân tộc để làm căn bản, không cần tìm đến thơ văn nhà Đường xa xôi, đồng thời ông có niềm đam mê với những giá trị đẹp đẽ của thi ca dân tộc.
Công việc biên soạn thơ văn của ông đầy những trắc trở, khó khăn bởi thời gian đã đi qua quá lâu, nhiều tác phẩm thất truyền. Nhưng đây là một công việc cao cả, Hoàng Đức Lương đã rất nhiệt huyết, qua đó thể hiện tinh thần dân tộc, niềm tự hào, sự trân trọng và ý thức ảo tồn di sản văn học dân tộc của ông.
Câu 4 (trang 40 sgk Văn 10 Tập 2):
Trước Trích diễm thi tập, Nguyễn Trãi trong Đại cáo bình Ngô đã thể hiện ý kiến về văn hiến dân tộc:
“Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”
Các nhà văn, nhà thơ thời xưa luôn bộc lộ niềm tự hào sâu sắc về nền văn hiến dân tộc:
+ Nguyễn Trãi khẳng định nền văn hiến vốn có từ lâu đời của nước Đại Việt ta:
“Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”
Những kiến thức học sinh cần ghi nhớ:
+ Nghệ thuật: Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, lời lẽ thiết tha, chân thành của tác giả.
+ Nội dung: Niềm tự hào dân tộc, sự trân trọng và ý thức bảo tồn di sản văn học dân tộc thể hiện qua Trích diễm thi tập.