/tmp/ogwnq.jpg
Nội dung bài viết
Xem thêm Tóm tắt: Treo biển
– Phần 1 (từ đầu đến “ở đây có bán cá tươi”): giới thiệu việc cửa hang treo biển.
– Phần 2 (còn lại): chủ cửa hàng chữa biển và cất biển.
Câu 1 (trang 125 sgk Văn 6 Tập 1):
– Nội dung tấm biển đề trên cửa hàng “Ở đây có bán cá tươi” có tất cả 4 yếu tố đó là:
+ Địa điểm: Ở đây
+ Hoạt động: có bán
+ Mặt hàng: Cá
+ Chất lượng: Cá tươi
Như vậy bốn yếu tố này rất quan trọng và cần thiết cho một biển quảng cáo.
Câu 2 (trang 125 sgk Văn 6 Tập 1):
– Có tất cả 4 vị khách tham gia vào việc nên đổi tên biển quảng cáo của cửa hàng bán cá. Cụ thể:
+ Theo người 1: Bỏ chữ “tươi”.
+ Theo người 2: Bỏ chữ “ở đây”
+ Theo người 3: Bỏ chữ “có bán”
+ Theo người 4: Bỏ chữ “cá” đi.
Như vậy ta thấy cả bốn vị khách đều tham gia góp ý là nên bỏ bớt các yếu tố. Ban đầu,là góp ý có lí. Tuy nhiên, họ chưa nghĩ đến chức năng của từng yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu tố với nhau. Mỗi người đều lấy sự hiện diện của mình ở cửa hàng và trực tiếp được nhìn, được ngửi thay cho việc thông báo gián tiếp vốn là chức năng và đặc điểm của ngôn ngữ trong giao tiếp. Vì thế, mỗi người chỉ quan tâm đến một số thành phần của câu quảng cáo mà họ cho là quan trọng và không thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của các thành phần khác trong câu.
Câu 3 (trang 125 sgk Văn 6 Tập 1):
– Những chi tiết trong truyện làm cho em cảm thấy buồn cười đó là sau mỗi lần góp ý, chủ cửa hàng đều nghe và ngay lập tức đổi theo ý kiến của họ mà không cần đắn đo một giây suy nghĩ.
– Cái cười được bộc lộ rõ nhất, to nhất ở cuối truyện khi nhà hang cất luôn cái biển đi. Chúng ta cười to vì người nghe góp ý đã không suy xét, mà luôn luôn không có chủ kiến cá nhân. Mục đích ban đầu của việc treo biển giờ đã không còn nữa. Treo biển với ý định là muốn quảng cáo xong cuối cùng lại đem cất đi.
Câu 4 (trang 125 sgk Văn 6 Tập 1):
– Từ câu chuyện này mang cho chúng ta nhiều ý nghĩa sâu sắc:
+ Tạo tiếng cười vui vẻ cho mọi người thư giãn những phút đầu tiên.
+ Đằng sau tiếng cười ấy, các tác giả dân gian muốn phê phán những người không có chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe ý kiến của người khác.
– Nếu nhà hàng bán cá nhờ em làm lại cái biển, em sẽ đưa ra lí lẽ để phân tích cho chủ cửa hàng thấy nội dung trên biển cần giữ lại những chữ quan trọng gì. Theo em, tên biển sẽ là “Có bán cá tươi”.
– Từ đây, chúng ta nhận thấy rằng trong lúc dùng từ ta nên chú ý đến ý nghĩa mà từ mình muốn dùng để câu mà mình nói hoặc viết ra luôn đảm bào rõ nghĩa và cụ thể.
Qua những chi tiết gây cười trong truyện không những cho chúng ta những lần cười sảng khoái để giải trí mà còn giúp mỗi người đọc tự rút ra được cho mình những bài học quý giá cho bản thân đó là cần phải biết lắng nghe ý kiến của người khác. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải biết suy xét kĩ những ý kiến của người khác để đưa ra quyết định cuối cùng đúng đắn nhất.