/tmp/vloke.jpg
Nội dung bài viết
Câu 1 (trang 99 sgk Văn 9 Tập 1):
Qua ý kiến, tác giả muốn khẳng định:
– Tiếng việt rất giàu và đẹp.
– Cần phải trau dồi vốn từ và biết cách sử dụng tiếng Việt.
Câu 2 (trang 100 sgk Văn 9 Tập 1):
a, Thừa từ: Nghĩa của từ “thắng cảnh” là cảnh đẹp nên không cần kết hợp với từ đẹp.
b, Dùng sai từ “dự đoán” mà phải dùng phỏng đoán hoặc “ước đoán”.
c, dùng sai từ “đẩy mạnh” mà phải thay bằng từ “mở rộng”.
Có những lỗi này là do người viết không biết dùng tiếng Việt (do không nắm vững nghĩa của từ).
Ý kiến của Tô Hoài: cần rèn luyện thêm những từ chưa biết bằng cách học trong đời sống, trong lời ăn tiếng nói của nhân dân để có thêm những từ mà mình chưa biết.
Câu 1 (trang 101 sgk Văn 9 Tập 1):
a, Hậu quả là: b, kết quả xấu
b, Đoạt là: c,chiếm được phần thắng.
c, Tinh tú là: b, sao trên trời (nói khái quát).
Câu 2 (trang 101 sgk Văn 9 Tập 1):
a,
– Tuyệt: dứt, không còn gì.
Ví dụ: tuyệt chủng ,tuyệt giao, tuyệt tự, tuyệt thực.
– Tuyệt: cực kì, nhất.
Ví dụ: tuyệt đỉnh, tuyệt mật, tuyệt tác, tuyệt trần.
Giải thích nghĩa:
+ Tuyệt chủng: bị mất hẳn nòi giống.
+ Tuyệt giao: cắt đứt giao thiệp.
+ Tuyệt tự: không còn người nối dõi.
+ Tuyệt thực: nhịn đói hoàn toàn.
+ Tuyệt đỉnh: đỉnh cao nhất.
+ Tuyệt mật: giữ bí mật tuyệt đối.
+ Tuyệt tác: tác phẩm nghệ thuật hoàn mĩ.
+ Tuyệt trần: nhất trần đời.
b,
– Đồng: cùng nhau, giống nhau
+ Đồng âm: có âm giống nhau.
+ Đồng bào: có chung nòi giống dân tộc.
+ Đồng bộ: các bộ phận phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng.
+ Đồng chí: những người có cùng chí hướng.
+ Đồng dạng: có cùng một dạng như nhau.
+ Đồng khởi: cùng vùng dậy đấu tranh.
+ Đồng môn: cùng học với nhau.
+ Đồng niên: cùng tuổi.
+ Đồng sư: những người cùng làm việc với nhau.
– Đồng: trẻ em
+ Đồng giao: lời hát của trẻ em.
+ Đồng thoại: truyện viết cho trẻ em.
+ Đồng ấu: trẻ em còn nhỏ từ 6 đến 7 tuổi.
Đồng
+ Trống đồng: trống làm bằng đồng.
Câu 3 (trang 102 sgk Văn 9 Tập 1):
a, Dùng sai từ im lặng thay bằng từ vắng lặng, yên tĩnh.
b, Dùng sai từ thành lập thay bằng từ thiết lập.
c, Dùng sai từ cảm xúc thay bằng từ xúc động, cảm động.
Câu 4 (trang 102 sgk Văn 9 Tập 1):
Sự giàu có của tiếng Việt có cả trong lời nói hàng ngày của người dân, từ những câu ca dao tục ngữ, nhưng kinh nghiệm được rút ra từ chính hiện tượng thường ngày của cuộc sống.
Câu 5 (trang 103 sgk Văn 9 Tập 1):
Cách trau dồi vốn từ bản thân:
– Có kỹ năng lắng nghe từ những lời nói của mọi người, trên các phương tiện thông tin đại chúng.
– Đọc và ghi chép những từ ngữ mới.
– Cần phải học cách tra từ điển và biết cách sử dụng từ ngữ trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau.
Câu 6 (trang 103 sgk Văn 9 Tập 1):
– Đồng nghĩa với “nhược điểm” là điểm yếu.
– Cứu cánh nghĩa là mục đích cuối cùng.
– Trình ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên là đề xuất.
– Nhanh nhảu mà thiếu chín chắn là láu táu.
– Hoảng đến mức có những biểu hiện mất trí là hoảng loạn.
Câu 7 (trang 103 sgk Văn 9 Tập 1):
a,
– Nhuật bút: tiền trả cho các công trình văn hóa, nghệ thuật được sử dụng hoặc được xuất bản.
Đặt câu: Tiền nhuận bút tháng này của anh sẽ được bên nhà xuất bản trả.
– Thù lao: tiền trả công để bù đắp vào lao động bỏ ra.
Đặt câu: Anh sẽ được trả thù lao xứng đáng với công sức mà anh đã bỏ ra.
b,
– Tay trắng: không có chút vốn liếng, tài sản nào.
Đặt câu: Anh ấy dựng nghiệp từ tay trắng.
– Trắng tay: bị mất hết của cải, tiền bạc.
Đặt câu: Vì làm ăn thô lỗ nên anh ta đã trắng tay.
c,
– Kiểm điểm: xem xét, đánh giá lại từng việc.
Đặt câu: Hàng tuần, công ty sẽ có buổi họp kiểm điểm từng cá nhân.
– Kiểm kê: kiểm tra lại chất lượng
Đặt câu: Giám đốc yêu cầu nhân viên kiểm kê cụ thể từng hóa đơn hàng.
d,
– Lược khảo: nghiên cứu khái quát vào những cái chính, không đi vào chi tiết.
Đặt câu: Công cuộc lược khảo về văn hóa dân tộc Tày ở tỉnh Nghệ An đã có được những kết quả khởi sắc.
– Lược thuật: trình bày tóm tắt.
Đặt câu: Mỗi bạn sẽ có 5 phút để lược thuật lại bài nghiên cứu của mình.
Câu 8 (trang 104 sgk Văn 9 Tập 1):
– 5 từ ghép có cấu tạo giống nhau nhưng trật tự khác nhau: bàn luận – luận bàn; ca ngợi – ngợi ca; yêu thương – thương yêu; đảm bảo – bảo đảm; khẩn cầu – cầu khẩn…
– 5 từ láy có cấu tạo giống nhau nhưng trật tự khác nhau: đau đớn – đớn đau; bộn bề – bề bộn; xác xơ – xơ xác, nhớ nhung – nhung nhớ,…
Câu 8 (trang 104 sgk Văn 9 Tập 1):
Bất (không, chẳng): bất công, bất diệt.
Bí (kín): bí mật, bí danh.
Đa (nhiều): đa dạng, đa tình.
Đề (nâng, nêu ra): đề nghị, đề án.
Gia (thêm vào): gia vị, gia hạn.
Giáo (dạy bảo): giáo dục, giáo huấn.
Hồi (vể, trở lại): hồi hương, hồi sinh.
……………………..