/tmp/lvmwq.jpg
Bố cục
– 2 phần
+ Đoạn 1 (Khổ 1+2+3): Khung cảnh thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ
+ Đoạn 2 (Khổ 4): Lòng yêu nước thầm kín của tác giả
Câu 1 (SGK /30)
– Lời đề từ:
+ Bâng khuâng: cảm giác buồn, cô đơn
+ Nhớ: nỗi nhớ da diết, khắc khoải
+ trời rộng, sông dài: không gian rộng lớn
⇒ tâm trạng cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn
– Lời đề từ là sự khái quát, định hướng nội dung chủ đạo của bức tranh thiên nhiên và cảm xúc chủ đạo của nhà thơ : buồn, cô đơn
Câu 2 (SGK/30)
– Âm điệu chung của bài thơ là âm điệu chậm rãi, khắc khoải, trầm buồn và da diết
Câu 3 (SGK /30)
Bức tranh thiên nhiên:
– Mang đậm màu sắc cổ điển:
+ Nhan đề mang màu sắc cổ điển trang nhã
+ Hình thức
+ Sử dụng nhiều thi liệu cũ một cách đắc địa: Hình ảnh quen thuộc của thơ xưa: “sông dài”, “trời rộng”, “bến cô liêu” , Hình ảnh cánh bèo trôi
+ Bút pháp chấm phá của Đường thi
+ Hai câu thơ cuối bài: Tâm trạng cổ điển của người xa quê, gợi đến tứ thơ trong Hoàng hạc lâu của Thôi Hiệu (Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai)
+Sử dụng thi pháp trung đại: Tả cảnh ngụ tình
– Vẫn gân gũi, hiện đại:
– Sử dụng hình ảnh thơ bình dị, gầm gũi, hiện đại
+ Hình ảnh “củi một cành khô lạc mấy dòng, hình ảnh “chợ chiều”, hình ảnh hiện đại, bình dị, quen thuộc
+ “Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa”: dấu hai chấm thể hiện nét hiện đại
+ Hai câu thơ cuối bài bắt gặp nét tâm trạng chung của thời đại, thời điểm lúc bấy giờ: yêu quê hương đất nước khi nước mất
+ Sử dụng từ ngữ hiện đại, sáng tạo, mới mẻ: “sâu chót vót”, “dờn dợn”
+ Không gian trong bài thơ mở theo nhiều chiều
Câu 4 (SGK/30)
– Tình yêu thiên nhiên ở đây thấm đượm lòng yêu nước thầm kín
– Tập trung phân tích khổ 4 làm rõ: Tác giả mang “lòng quê” nhớ nhà, không phải đơn thuần nhớ về miền quê của mình mà rộng hơn là nhớ về đất nước. Tác giả đứng trên “quê hương” nhớ “quê hương”, đó là tâm trạng cô đơn buồn tủi của người dân mất nước
Câu 5 (SGK/30)
– Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:
+ Thể thơ thất ngôn: Bài thơ 16 câu thơ thất ngôn, nếu tách ra giống như 4 bài thơ tứ tuyệt Đường luật
+ Thủ pháp đối lập tương phản: Bút pháp vừa cổ điển vừa hiện đại
+ Các từ láy diễn tả tâm trạng
+ Các biện pháp tu từ sử dụng: nhân hóa khiến sự vật như cũng tràn đầy tâm trạng buồn cô đơn như con người
Bài 1 (SGK/30)
– Không gian mở ra nhiều chiều: Không gian rộng dài, mở theo chiều rộng (trời rộng) , nhưng không gian cũng mở theo chiều dài (sông dài), mở theo chiều cao (trời lên) tới chiều sâu (sâu chót vót)
– Thời gian: Từ hiện tại gợi về quá khứ
Bài 2 (SGK/30)
– Vì trong bài thơ của Thôi Hiệu cũng có các hình ảnh :
“ Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu”
– Thôi Hiệu vì khói sóng mà nhớ nhà, Huy Cận đã viết câu thơ dựa trên tứ thơ này, nhưng đối với ông “ Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
– Cả hai nhà thơ đều gửi gắm lòng yêu nước trong tứ thơ của mình, bởi vậy, đọc thơ Huy Cận, chúng ta liên tưởng tới ý thơ Thôi Hiệu
Giá trị nội dung, nghệ thuật:
– Nội dung:
Qua bài thơ, Huy Cận đã bộc lộ nỗi buồn sầu trước thiên nhiên rộng lớn, bài thơ thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước của tác giả
– Nghệ thuật
+ Sự kết hợp giữa màu sắc cổ điển và hiện đại
+ Nghệ thuật đối, từ ngữ giàu tính tạo hình, từ láy…
+ Các biện pháp tu từ được sử dụng hiệu quả