/tmp/vweiz.jpg
Câu 1 (trang 13 sgk Văn 10 Tập 1): Vẽ sơ đồ các bộ phận của văn học Việt Nam.
Câu 2 (trang 13 sgk Văn 10 Tập 1): Trình bày quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam.
– Văn học viết Việt Nam phát triển qua ba thời kì lớn:
+ Văn học trung đại: từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
+ Văn học hiện đại: 2 giai đoạn nhỏ
→ Từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.
→ Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.
Câu 3 (trang 13 sgk Văn 10 Tập 1): Văn học Việt Nam đã thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng.
Văn học Việt Nam đã thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng:
+ Mối quan hệ với thế giới tự nhiên: Tình yêu thiên nhiên
→ Thể hiện qua những câu ca dao, dân ca như “Đường vô xứ Huế quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”.
→ Thiên nhiên là thước đo, là chuẩn mực cho những lí tưởng đạo đức, thẩm mĩ trong văn học trung đại. Ví dụ khi miêu tả Thúy Kiều “Làn thu thủy, nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”.
→ Tình yêu thiên nhiên thể hiện tình yêu quê hương đất nước, cuộc sống, tình yêu lứa đôi trong văn học hiện đại.
+ Mối quan hệ quốc gia, dân tộc: tinh thần yêu nước.
→ Ý thức về chủ quyền dân tộc trong Nam quốc sơn hà:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
→ Tinh thần yêu nước thể hiện rõ ràng trong các tác phẩm văn học Cách mạng thuộc giai đoạn văn học hiện đại.
→ Tấm lòng tôn trọng, ngợi ca những phẩm chất truyền thống của dân tộc: Tre Việt Nam.
+ Mối quan hệ xã hội
→ Con người tố cáo, lên án các thế lực chuyên quyền và bày tỏ lòng cảm thông với những người dân bị áp bức trong xã hội phong kiến: Truyện Kiều, truyện ngắn Chí Phèo.
Qua bài học này, học sinh có được cái nhìn khái quát về các bộ phận của văn học Việt Nam cũng như quá trình phát triển của từng bộ phận văn học. Học sinh từ đó nhận thức được giá trị, ý nghĩa của văn học: thể hiện chân thực, sâu sắc đời sống tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam, học văn học dân tộc là để tự bồi dưỡng nhân cách, đạo đức, tình cảm, quan niệm thẩm mĩ và trau dồi tiếng mẹ đẻ.