/tmp/hohct.jpg
Nội dung bài viết
Câu 1: (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 117)
– Vấn đề đem ra bàn luận: Về luân lí xã hội ở nước ta
– Căn cứ vào nhan đề và phần 1 của văn bản để biết
Câu 2: (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 118)
– Mục đích viết văn bản: Phân tích, nhìn nhận vào thực trạng của đất nước để có giải pháp phát triển đất nước
– Phần kết thúc của văn bản thể hiện rõ nhất điều đó
Câu 3: (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 118)
– Luận điểm của văn bản:
+ Luận điểm 1: Đặt vấn đề: ở VN chưa có luân lí xã hội (“Xã hội luân lí…khong ai biết”)
+ Luận điểm 2: Giải quyết vấn đề: Trình bày thực trạng, phân tích nguyên nhân nước ta chưa có LLXH (dân không biết đoàn thể, không trọng công ích)
+ Luận điểm 3: Đưa ra giải pháp để Việt Nam có luân lí xã hội
Câu 4: (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 118)
– Để làm sáng tỏ luận điểm 1, tác giả đã vào đề một cách trực diện và thẳng thắn
– Để làm sáng tỏ luận điểm 2, tác giả đã so sánh luân lí XH phương Đông và phương Tây, đưa ra nguyên nhân nước ta chưa có LLXH là do kông biết đoàn thể, không trọng công ích
– Để làm sáng tỏ luận điểm 2, tác giả đưa ra giải pháp phải coi trọng và xây dựng đoàn thể
Câu 5: (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 118)
Nước ta có luân lí xã hội hay không? Câu trả lời là: Không!
Ở một đất nước mà vua thì dùng chính sách ngu dân để duy trì sự thống trị của mình, quan thì tìm mọi cách nịnh trên nạt dưới để vơ vét cho cái túi tham không đáy của mình thì làm gì có luân lí! Hơn nữa, dân thì cơ hàn, chỉ loay hoay với miếng cơm manh áo đã đủ mệt nhoài, còn đâu thời gian học hành để mở mang hiểu biết. Vì không hiểu biết nên không tổ chức được các đoàn thể để giúp đỡ lẫn nhau, mà ngược lại còn dửng dưng vô cảm trước nỗi thống khổ của nhau. Trong hoàn cảnh dân trí tối tăm như vậy thì làm sao có thể tiếp thu được những tư tưởng tiến bộ của thời đại?
Muốn Việt Nam có luân lí thì trước hết phải biết đoàn kết trong một tổ chức đoàn thể nhất định.
Bài 1: (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 118)
a) Chủ đề NL :Bàn về đặc trưng tổng thể của đất nước Indonesia.
b) CĐ NL : nói về tài năng của Xuân Diệu trong việc nghiên cứu , phê bình VH
Bài 2: (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 119)
a.
– V/đề NL: Tình trạng sử dụng nguồn nước ngọt không hợp lý và tình trạng nguồn nước ngày càng bị cạn kiệt và ô nhiễm.
– Mục đích NL: nhằm nhắc nhở mọi người nhân thức giá trị và tầm quan trọng của tài nguyên nước ⇒ kêu gọi mọi người hãy tiết kiệm và tránh làm ô nhiễm nguồn nước.
b. Các LĐ chính:
LĐ 1:Đặt v/đ: nước là tài sản quý báu nhưng đang bị hủy hoại và lãng phí nhiều nhất.
LĐ 2: Tài nguyên nước trong tương lai sẽ không đáp ứng đủ cho yêu cầu của đ/s con người.
LĐ 3: Tình trạng khan hiếm và ô nhiễm môi trường nước trên thế giới.
LĐ 4: Lời kêu gọi của LHQ về việc bảo vệ nguồn nước ngọt, chống ô nhiễm môi trường.
c. Tóm tắt trong ba câu:
Nước ngọt là tài sản bị huỷ hoại và lãng phí nhiều nhất. Nước ngọt trên trái đất có hạn, người tăng lên, công nghiệp phát triển, nước sử dụng nhiều và nước thải làm ô nhiễm hồ, ao, sông, ngòi. Bởi vậy, mọi người phải biết tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch.