/tmp/bvoyh.jpg
Bố cục
3 phần
+ Đoạn 1(4 câu thơ đầu): Mâu thuẫn trong tâm trạng nhà thơ
+ Đoạn 2 ( 2 câu tiếp): Nỗi khổ đau tuyệt vọng của nhân vật trữ tình
+ Đoạn 3 (còn lại): Sự chân thành và cao thượng
Câu 1 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 60)
– Điệp khúc “Tôi yêu em” đã làm nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ
– Lời từ giã của Puskin đặc biệt ở chỗ, lời từ giã của ông cũng đồng thời là lời bộc lộ tình cảm thiết tha say đắm, cũng là lời từ giã bộc lộ tấm lòng vị tha, cao thượng, cầu chúc cho người mình yêu tìm được người yêu như “tôi” đã yêu
Câu 2 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 60)
– Sự chuyển biến giọng điệu trữ tình và diễn biến tâm trạng phức tạp của nhân vật từ câu 1-2 sang 3-4:
+ Câu 1-2: giọng điệu ngập ngừng: Tôi yêu…ngọn lửa: tình chưa hẳn đã tàn phai , tình yêu trong tâm hồn chưa lụi tắt, vẫn còn dai dẳng cháy ⇒tình yêu say đắm, mãnh liệt, biết là đơn phương nhưng vẫn yêu
+ Sang câu 3-4: Giọng điệu day dứt, dứt khoát, mạnh mẽ
⇒ Quyết định chối bỏ dứt khoát, dập tắt ngọn lửa tình, để không làm bận lòng em , vì muốn người mình yêu hạnh phúc.
– Sự chuyển biến giọng điệu trữ tình và diễn biến tâm trạng phức tạp của nhân vật từ câu 5-6 sang 7-8
+ Câu 5-6: giọng điệu hờn trách, buồn đau, chiêm nghiệm: yêu cũng với nhiều cung bậc cảm xúc: lúc rụt rè, lòng ghen, yêu say đắm…
+ Câu 7-8: Giọng điệu thiết tha chân thành, điềm tĩnh: cách ứng xử cao thượng, cầu chúc cho người mình yêu có được hạnh phúc
Câu 3 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 60)
– Có thể nói hai câu kết hàm chứa nhiều ý vị bởi:
+ Ở 6 câu thơ đầu, nhân vật trữ tình như bị giằng xé, xáo trộn bởi rất nhiều cung bậc cảm xúc của một trái tim yêu say đắm nhưng dường như không được đáp lại. Tình yêu âm thầm vô vọng cùng nỗi ghen tuông khiến nhân vật trữ tình rơi vào đáy sâu của nỗi khổ đau. Và ta tưởng cảm giác tuyệt vọng sẽ ngày càng giày vò nhân vật trữ tình.
+ Nhưng đến 2 câu thơ cuối, mạch cảm xúc đã thay đổi đột ngột. Vượt lên nỗi buồn đau u ám, lòng ghen tuông ích kỉ, nhân vật trữ tình “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”: cách ứng xử cao đẹp, biết tình yêu vô vọng nên đã cầu chúc cho người mình yêu tìm được hạnh phúc thực sự. Đây không phải là điều mà ai cũng có thể làm được
⇒ Tình yêu vượt qua những tầm thường, ích kỉ, hướng tới những điều cao thượng, đầy chất nhân văn.
Câu 4 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 60)
– Qua bài thơ, ta hiểu thêm nhiều điều về Puskin và tình yêu:
+ Puskin là một con người có trái tim luôn khát khao yêu và được yêu
+ Tình yêu trong thơ Puskin thật trong sáng, sâu sắc và mãnh liệt
+ Tình yêu đẹp khi biết cho đi, biết yêu chân thành và yêu hết mình. Khi tình yêu tan vỡ không phải là lúc oán hận mà chính là lúc ta hiểu ra tình yêu đáng quý và trân trọng biết bao.
Giá trị nội dung, nghệ thuật
Nội dung
– Bài thơ giãi bày tâm trạng nhiều mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm của nhân vật trữ tình, từ đó bộc lộ khát vọng tình yêu mãnh liệt. Đồng thời, bài thơ cũng gửi gắm lời cầu chúc chân thành, cao thượng
Nghệ thuật
– Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, hàm súc.
– Giọng điệu thơ chân thực, sinh động, lúc phân vân, ngập ngừng khi kiên quyết, day dứt…