/tmp/mfuva.jpg
Câu 1 (trang 26 sgk Văn 7 Tập 2):
Bài văn nghị luận về vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Vì đặc điểm dân tộc ta luôn có giặc ngoại xâm nên cần phải có lòng yêu nước để cứu nước. Vì chúng ta cần độc lập, không thể sống nô lệ. Bài văn lại được viết trong thời kì kháng chiến chống Pháp, nhân dân ta đang nỗ lực thi đua yêu nước. Do vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ nhấn mạnh và biểu dương những biểu hiện của tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc.
Câu văn chốt, thâu tóm nội dung là: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.”
Câu 2 (trang 26 sgk Văn 7 Tập 2): Bố cục: Bài nghị luận chia làm 3 phần:
– Mở bài (từ đầu đến “lũ bán nước và lũ cướp nước”) nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.
– Thân bài (tiếp theo đến “lòng nồng nàn yêu nước”): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.
– Kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Câu 3 (trang 26 sgk Văn 7 Tập 2):
* Dẫn chứng tác giả đưa ra là:
– Tinh thần yêu nước đã được chứng minh qua các trang sử vẻ vang của thời đại xa xưa với các anh hùng dân tộc tiêu biểu: ” Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại bà Trưng, bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…”
– Tinh thần yêu nước của nhân dân ta không phân biệt thành phần, lứa tuổi: ” từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm chiếm, từ nhân dan miền ngược đến miền xuôi, ai cũng môt lòng yêu nước, ghét giặc.”
+ Các dẫn chứng được sắp xếp theo trình tự:
+ Thời gian: quá khứ – hiện tại
+ Không gian: miền xuôi – miền ngược, nước ngoài – trong nước.
+ Lứa tuổi: già – trẻ, gái – trai.
+ Lĩnh vực: mặt trận, hậu phương.
Câu 4 (trang 26 sgk Văn 7 Tập 2): Hình ảnh so sánh:
– “Tinh thần yêu nước lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn…”
– ” Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý…”
→ Tác dụng: gợi tả sức mạnh của lòng yêu nước, tạo khí thế mạnh mẽ cho câu văn và có sức thuyết phục người đọc. Nhấn mạnh vai trò to lớn, quý giá của tinh thần yêu nước trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đồng thời Bác rưng rưng tự hào về lòng yêu nước mãnh liệt của nhân dân ta.
Câu 5 (trang 26 sgk Văn 7 Tập 2): Đoạn ” Đồng bào ta ngày nay…. lòng nồng nàn yêu nước”
a. Câu mở đoạn: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”.
Câu kết đoạn: ” Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau về nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.
b. Các dẫn chứng được sắp xếp theo tuổi tác, vị trí địa lí, tính chất công việc.
c. Việc sắp xếp dẫn chứng các sự vật và con người theo mô hình: “từ… đến” nhằm khẳng định tất cả mọi người thống nhất với nhau. Tuy những sự việc và con người này có mối quan hệ theo các bình diện khác nhau, nhưng bao quát toàn bộ già trẻ, gái trai, miền xuôi, miền ngược, tiền tuyến, hậu phương, nông dân, công nhân, điền chủ,…; nghĩa là toàn thể nhân dân Việt Nam.
Câu 6 (trang 26 sgk Văn 7 Tập 2):
Nghệ thuật nghị luận của bài: bố cục rất chặt chẽ, luận điểm sáng rõ, lí lẽ cụ thể, thống nhất, dẫn chứng phong phú, cụ thể, tiêu biểu, giàu sức thuyết phục theo một trình tự nhất định thích hợp m sáng tỏ vấn đề nghị luận. Cách nêu dẫn chứng rành mạch, sáng tỏ. Vận dụng biện pháp nghệ thuật so sánh… để lí lẽ của mình thêm sinh động, thuyết phục
Viết đoạn văn theo lối liệt kê với mô hình: “từ… đến”
Sách có vai trò to lớn trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Từ các cụ già cho tới những em nhỏ, ai ai cũng cần đến sách, từ những nước nghèo nàn lạc hậu cho tới những nước phát triển đều phải lấy sách làm tri thức khoa học để phát triển đất nước. Từ những người lao động chân tay đến những người làm việc trí óc đều cần đến sách để trau dồi kinh nghiệm và kĩ năng. Thiết nghĩ, tuy mục đích sử dụng khác nhua, nhưng con người lúc nào cũng cần đến sách.
Bài ” Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã đề cao vai trò của tinh thần yêu nước trong xã hội từ xưa đến nay. Nhiệm vụ đặt ra cho thế hệ trẻ phải luôn thể hiện tinh thần yêu nước đúng nơi và đúng lúc. Đó là cách để xây dựng và bảo vệ đất nước giàu đẹp và bền vững.