/tmp/fqzam.jpg
Nội dung bài viết
a) Viết như thế chưa chuẩn xác. Bởi vì ngoài văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố), ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh còn được học nhiều kiến thức khác
b) Có hai điểm chưa chuẩn xác:
– “Đại cáo bình Ngô” là một bài cáo, không phải là một bài văn.
– Đại cáo bình Ngô được viết ra hơn năm trăm năm trước, không phải từ nghìn năm trước.
c) Không nên sử dụng văn bản này để thuyết mình về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bởi vì bài viết chưa đầy đủ các thông tin về nhà thơ, bài viết chỉ nêu ra vài nét chính về quê hương, cuộc đời của nhà thơ mà chưa nói đến sự nghiệp sáng tác của nhà thơ.
Một văn bản thuyết minh được xem là chuẩn xác khi thông tin của văn bản đó có tính khách quan, khoa học, đầy đủ và đáng tin cậy.
– Để luận điểm trên trở nên cụ thể, dễ hiểu, hấp dẫn hơn, tác giả đã đưa ra hai ví dụ: ví dụ từ việc nghiên cứu của Trường Đại học Y khoa Bai-lo về những đứa trẻ ít được chơi đùa, tiếp xúc và ví dụ về nghiên cứu tại Trường Đại học I-li-noi về những con chuột con.
– Việc kể lại truyền thuyết về hòn đảo An Mạ khiến truyền thuyết về sự hình thành hồ Ba Bể trở nên hấp dẫn hơn, sinh động hơn đối với người đọc, người đọc sẽ ghi nhớ thông tin lâu hơn.
Đọc đoạn trích trong “Miếng ngon Hà Nội” và phân tích tính hấp dẫn của nó.
Tính hấp dẫn của đoạn trích thể hiện qua:
+ Sự lịnh hoạt trong việc sử dụng các kiểu câu: tác gỉ Vũ Bằng sử dụng nhiều câu dài, ngắn, câu đơn, câu ghép đan xen nhau, sử dụng câu kể lẫn câu cảm (Trông mà thèm quá!) và câu hỏi (Qua lần cửa kính ta đã thấy gì?)
+ Hình ảnh so sánh giàu sức gợi, từ ngữ giàu tính hình tượng: “mùi phở có một sức huyền bí quyến rũ ta như mây khói chùa Hương”, “một bó hành hoa xanh như lá mạ”, “một làn khói tỏa ra khắp gian hàng,…mơ hồ như một bức tranh tàu vẽ những ông tiên ngồi đánh cờ ở trong rừng mùa thu”.
+ Sự kết hợp nhiều giác quan và liên tưởng khi quan sát: nhà văn kết hợp sự rung cảm nhiều giác quan như: khứu giác (ngửi thấy mùi của phở từ đằng xa), thị giác (nhìn thấy những bó hành hoa, dăm quả ớt đỏ, vài miếng thịt bò tươi và mềm qua làn cửa kính).
+ Cách bộc lộ trực tiếp cảm xúc khi nói về đối tượng: thể hiện qua đoạn văn cuối cùng với những từ cảm thán “quá”, “đừng…cho được”, tác giả trực tiếp bộc lộ niềm say mê với món ăn truyền thống của Hà Nội.
Qua tiết học, học sinh nắm được:
– Văn bản thuyết minh cần phải chuẩn xác. Để đảm bảo yêu cầu này, những tri thức trong văn bản phải có tính khách quan, khoa học, đáng tin cậy.
– Văn bản thuyết minh cần phải hấp dẫn để thu hút sự chú ý theo dõi của người đọc, người nghe. Sự hấp dẫn được tạo ra bằng cách sử dụng nhiều hình tượng sinh động, nhiều so sánh cụ thể, câu văn biến hóa linh hoạt hay kết hợp những sự tích, truyền thuyết vào văn bản thuyết minh.