/tmp/zyfld.jpg
Câu 1 (trang 27 sgk Văn 6 Tập 1):
a, Người nghe muốn biết và tìm hiểu về thông tin đang quan tâm.
– Người kể cần: thông báo, giải thích cho người nghe biết.
b, Muốn biết Lan là người tốt, người được hỏi cần kể:
+ Những đức tính tốt của Lan: chăm chỉ, ngoan ngoãn, biết giúp đỡ người khác,…
+ Kể được những câu chuyện cụ thể để chứng minh những điều trên.
→ Như thế thì người nghe mới cảm thấy câu chuyện đáng tin cậy.
– Nếu người trả lời kể về câu chuyện không liên quan đến việc thôi học của An thì câu chuyện đó không có ý nghĩa. Vì câu chuyện đấy không đáp ứng được mục câu hỏi của người nghe.
Câu 2 (trang 28 sgk Văn 6 Tập 1):
– Truyện kể về Thánh Gióng.
– Ở thời Hùng Vương thứ 6.
– Gióng đã giúp dân dẹp tan giặc Ân.
– Lên ba tuổi Gióng vẫn chưa biết nói, nhưng câu nói đầu tiên của Gióng là xin ra giúp nước. Từ đấy, cậu lớn nhanh như thổi. Ra trận, cậu vươn vai trở thành dũng sĩ. Dùng gậy sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt để xung trận. Tới khi, gậy sắt gãy, Gióng nhổ cả tre để đánh giặc.
– Cuối cùng, giặc Ân được dẹp tan.
– Đem lại cuộc sống bình an cho nhân dân.
→ Đặc điểm của phương thức tự sự: là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
Câu 1 (trang 28 sgk Văn 6 Tập 1):
– Kể một chuỗi các sự việc: Đẵn củi mang về – vì xa nên kiệt sức – than thở muốn chết – thần chết xuất hiện – ông sợ hãi – nhờ thần chết mang bó củi về.
– Ý nghĩa: Con người muốn thoát khỏi cực nhọc nhưng rất coi trọng sự sống của mình.
Câu 2 (trang 29 sgk Văn 6 Tập 1):
– Bài thơ “Sa bẫy” có sử dụng phương thức tự sự. Vì trong bài thơ có kế ra một chuỗi các sự việc như sau:
+ Bé Mây cùng mèo con nướng cá bẫy chuột.
+ Tin chuột sẽ sa bẫy.
+ Mơ, xẻo thịt chuột.
+ Sáng, bé Mây thấy mèo sa bẫy.
Câu 3 (trang 29 sgk Văn 6 tập 1)
– Hai văn bản này có nội dung tự sự vì cả hai đều có đặc điểm của phương thức tự sự.
+ Văn bản 1: Giúp người đọc hình ra việc khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba ở Huế được diễn ra như thế nào.
+ Văn bản 2: Người Âu Lạc đã đánh tan cuộc xâm lược của quân Tần như thế nào ?
Câu 4 (trang 30 sgk Văn 6 Tập 1): Người Việt Nam tự xưng là “Con Rồng Cháu Tiên” vì :
– Ngày xưa, ở vùng đất Lạc Việt có hai vị thần là Lạc Long Quân và Âu Cơ kết duyên vợ chồng với nhau.
– Sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con.
– Nhưng do điều kiện sống khác nhau nên Lạc Long Quân và Âu Cơ quyết định chia con: năm mươi người con theo cha xuống biển, năm mười người con theo mẹ lên núi để dễ bề cai quản các phương.
– Người con trưởng theo Âu Cơ được tôn lên làm vua, cứ như thế từ đời này qua đời khác theo truyền thống cha truyền con nối dựng lên nhà nước Văn Lang.
Câu 5 (trang 30 sgk Văn 6 Tập 1):
– Theo em, Giang nên kể lại vắn tắt một vài thành tích của Minh để thuyết phục các bạn trong lớp. Bởi lẽ, làm như vậy, các bạn mới có cơ sở đáng tin cậy, biết Minh là người có xứng đáng đóng vai trò làm lớp trưởng của lớp mình hay không?