/tmp/adimd.jpg
1. Trong cuộc sống:
– Khi gặp ngững hiện tượng lạ, những điều ta chưa hiểu rõ thì nhu cầu giải thích nảy sinh.
– VD: Vì sao lại có mặt trời và mặt trăng?
Bảo vệ rừng để làm gì?
Vì sao nước biển mặn?…
– Phải: đọc, nghiên cứu (tức là phải có tri thức) mới giải thích được.
2 Trong văn nghị luận, việc giải thích thường gắn với những vấn đề khái quát có liên quan đến tư tưởng, đạo lí, các chuẩn mực đạo đức, lối sống,… Chẳng hạn: Tình bạn là gì? Thế nào là trung thực? Vì sao phải khiêm tốn? Thế nào là Có chí thì nên?…
3. Trong văn bản “Lòng khiêm tốn”
– Giải thích vấn đề: Lòng khiêm tốn
– Giải thích bằng cách:
+ So sánh các sự vật hiện tượng trong đời sống hằng ngày.
+ Nêu định nghĩa.
+ Kể ra các biểu hiện
+ Chỉ ra mặt lợi, hại, nguyên nhân…
Văn bản “Lòng nhân đạo”
– Vấn đề được giải thích: Lòng nhân đạo
– Các ý chính:
+ Lòng nhân đạo – lòng thương người;
+ Loài người còn đầy rẫy những cảnh khổ;
+ Biết xót thương, tìm cách giúp đỡ những cảnh khổ;
+ Phát huy lòng nhân đạo đến cùng và tột độ.
– Phương pháp giải thích:
+ Nêu định nghĩa: lòng nhân đạo là lòng biết thương người.
+ Nêu các biểu hiện của lòng thương người (để trả lời câu hỏi thế nào là lòng nhân đạo?)
+ Hướng hành động: cần phải phát huy lòng nhân đạo